1/ Hiện trạng Hệ thống xử lý nước thải công ty sản xuất giấy Hải Phương
Công ty Giấy Hải Phương chuyên sản xuất và chế biến từ nguyên liệu bột giấy. Nhà máy đầu tư hệ thống xử lý nước thải, công suất 1.000 m3/ngày.
Quy trình xử lý của hệ thống như sau:
Thông số của hệ thống:
– Công suất: 1.000 m3/ngày
– Thể tích bể kỵ khí: 400 m3
– Thể tích bể sinh học hiếu khí: 200 m3 x 3 bể.
– Nồng độ BOD đầu vào: 2.500 mg/l – 3.000 mg/l
– Nồng độ BOD sau bể kỵ khí: 800 mg/l – 1.000 mg/l
– Nồng độ BOD đầu ra vượt tiêu chuẩn 3-4 lần
– Hệ thống thường xuyên bị sốc tải, gây mùi hôi, hiệu suất xử lý sinh học thấp.
Yêu cầu phương án:
– Cải thiện hoạt tính hệ bùn sinh học bể kỵ khí và bể sinh học hiếu khí
– Tăng hiệu suất xử lý bể kỵ khí để giảm tải cho Bể sinh học hiếu khí phía sau
– Chỉ tiêu BOD, COD đầu ra đạt tiêu chuẩn 40:2011/QCVN
Bể sinh học hiếu khí
2/ Lý do chọn lựa chế phẩm sinh học để tăng hiệu suất xử lý sinh học cho hệ thống xử lý nước thải
Các giải pháp được cân nhắc nhằm tăng hiệu suất xử lý cho hệ thống xử lý như sau:
– Giảm lượng nước thải đầu vào giảm tải cho bể sinh học kỵ khí và hiếu khí bằng cách giảm công suất sản xuất của nhà máy 🡪 Phương án không khả thi
– Tăng hiệu suất xử lý của các bể sinh học bằng cách tăng hoạt tính của vi sinh tại các bể kỵ khí và hiếu khí 🡪 Phương án khả thi. Do tính chất nước thải sản xuất giấy chứa thành phần là các chất hữu cơ hòa tan, hóa chất nấu và một phần sơ xợi. Nước thải sản xuất có nồng độ ô nhiễm BOD, COD, SS là tương đối cao. Tỷ lệ BOD/COD = 70% do đó rất hiệu quả cho xử lý bằng phương pháp sinh học. Đặc biệt, việc sử dụng các chủng vi sinh vật có khả năng phân hủy cenlulose sẽ tăng hiệu quả xử lý nước thải.
Ngoài ra, việc sử dụng hiệu quả vi sinh vật trong xử lý nước thải sẽ tiết kiệm chi phí hóa chất và an toàn cho môi trường.
3/ Ứng dụng chế phẩm sinh học Microbe-Lift Biogas và Microbe-Lift IND để tăng hiệu suất xử lý cho hệ thống xử lý nước thải
3.1 Tăng hiệu suất xử lý kỵ khí bằng Microbe-Lift Biogas
Vi sinh xử lý nước thải MicrobeLift® BIOGAS chứa các chủng vi sinh kỵ khí được chọn lọc có hoạt tính mạnh như: Clostridium butyricum, Clostridium sartagoforme, Desulfovibrio vulgaris, Desulfovibrio aminophilus, Geobacter lovleyi, Methanomethylovorans hollandica, Methanosarcina bakeri, Pseudomonas citronellolis.
Liệu trình sử dụng như sau:
TT | Liệu trình | Liều lượng |
1 | Ngày 1 -2 | 1 gallon/ngày |
2 | Ngày 3 – 8 | 0,5 gallon/ngày |
3 | Ngày 8 – 30 | 0,1 gallon/ngày |
4 | Tháng đầu tiên | 7 gallon/tháng |
5 | Duy trì | 1 gallon/tuần |
Ngoài ra, kiểm soát chỉ tiêu pH = 6,5 – 7,5 để đảm bảo điều kiện tốt nhất của bể kỵ khí.
3.2 Tăng hiệu suất xử lý bể sinh học hiếu khí bằng Microbe-Lift IND
việc bổ sung MicrobeLift IND vào bể hiếu khí là cần thiết để phục hồi hệ vi sinh đồng thời xử lý BOD, COD và ổn định hiệu suất toàn hệ thống.
Liệu trình sử dụng như sau:
TT | Liệu trình | Liều lượng |
1 | Ngày 1 -2 | 3 gallon/ngày |
2 | Ngày 3 – 8 | 1,0 gallon/ngày |
3 | Ngày 8 – 30 | 0,2 gallon/ngày |
4 | Tháng đầu tiên | 17,6 gallon/tháng |
5 | Duy trì | 2 gallon/tuần |
Ngoài ra kiểm soát các điều kiện bể sinh học hiếu khí để đảm bảo hiệu suất tối ưu:
TT | Điều kiện | Bể hiếu khí |
1 | Nồng độ oxy hòa tan DO | ≥3.5 mg/l |
2 | Độ pH | 7.2 – 8.5. |
3 | Độ kiềm kH | Độ kiềm tối thiểu 150 mgCaCO3/l. |
4 | Nhiệt độ | 20 – 36℃. |
5 | Dinh dưỡng | C:N: P =100 : 5: 1 |
3. 3 Kết quả đạt được sau 4 tuần áp dụng phương án
Sau 4 tuần, hiệu suất bể kỵ khí đạt 80%, nước thải trước khi vào bể hiếu khí có nồng độ BOD = 500 mg/l giúp cho bể sinh học hiếu khí hoạt động ổn định. Nước thải đầu ra đạt tiêu chuẩn 40:2011/BTNMT cột A.
>>> Tham khảo : Xử lý nước thải nghành sản xuất giấy bằng phương pháp sinh học