Quá trình xử lý sinh học kỵ khí là quá trình sử dụng các chủng vi sinh vật kỵ khí và các chủng vi sinh vật tùy nghi phân hủy các chất hữu cơ hòa tan trong nước thải khi điều kiện DO = 0 mg/l, pH dao động từ 6.5 – 7.5.
Phản ứng kỵ khí diễn ra theo phương trình sau:
Vi khuẩn kỵ khí (hoặc tùy nghi) + BOD + N + P 🡪 CH4 + H2S +CO2 + tế bào mới
Bao gồm 04 giai đoạn:
1. Thủy phân (hydrolysis): Chuyển hóa thành đường, amino acid.
2. Acid hóa (acitdogenesis): Chuyển hóa thành các acid béo dễ bay hơi (butyric, propionic, lactic, …), acid hữu cơ, rượu, H2, CO2, …
3. Acetat hóa (acetogenesis): Chuyển hóa thành H2, CO2, acetat
4. Methane hóa (methanogenesis): CH4, CO2, H2O
|
Hình 1. Bùn nổi ở bể kỵ khí hoạt động lâu ngày |
Bể kỵ khí thông thường là giai đoạn đầu tiên và quan trọng của quá trình xử lý sinh học trong hệ thống xử lý nước thải. Sau thời gian dài hoạt động, hệ thống phân phối nước bị nghẹt, bể kỵ khí bị giảm dần hiệu suất xử lý COD và bùn màu nhạt, khó lắng. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả của quy trình xử lý sinh học cũng như tăng tải trọng cho bể sinh học thiếu khí và hiếu khí phía sau.
|
Hình 2. Bùn kỵ khí lấy mẫu ở van số 3 và van số 4 có màu nhạt, khó lắng |
Để xử lý vấn đề này, cần kiểm tra lắp đặt lại hệ thống phân phối nước và nuôi cấy lại hệ vi sinh kỵ khí.
– Bước 1: Hút 100% nước (và bùn) ra khỏi bể và không cho nước thải vào bể kỵ khí.
– Bước 2: Thông hơi bể, đuổi khí độc.
– Bước 3: Hút bùn cặn, tháo bỏ đường ống cũ, vệ sinh bể.
– Bước 4: Sửa chữa & lắp đặt hệ thống phân phối nước.
– Bước 5: Đấu nối lại hệ thống ống dẫn nước vào bể & vệ sinh khu vực thi công.
– Bước 6: Nuôi cấy lại hệ vi sinh kỵ khí bằng cách bổ sung bùn kỵ khí, cơ chất và men vi sinh kỵ khí Microbe-Lift BIOGAS.
|
Hình 3. Men vi sinh kỵ khí Microbe-Lift BIOGAS nhập khẩu từ Mỹ |
Lý do lựa chọn sản phẩm men vi sinh kỵ khí Microbe-Lift BIOGAS:
– Vi sinh xử lý nước thải Microbe-Lift BIOGAS là sản phẩm chuyên cho xử lý sinh học kỵ khí, chứa quần thể vi sinh được nuôi cấy dạng lỏng hoạt động mạnh gấp 5 đến 10 lần vi sinh thông thường.
– Chịu được tải lượng COD lên đến 12.000 mg/l.
– Chịu được độ mặn lên đến 40‰.
– Giảm BOD, COD, TSS đầu ra bể sinh học kỵ khí, giảm tải cho các bể thiếu khí và hiếu khí phía sau.
– Giảm hiện tượng vi sinh bị chết do tải lượng đầu vào tăng cao.
– Phục hồi nhanh HT XLNT sau khi bị sự cố, tăng hiệu suất xử lý.
– Sản phẩm men vi sinh dạng lỏng, không cần ngâm ủ trước khi sử dụng.