Nước chiếm đến 70% diện tích của Trái Đất, đây là thành phần không thể thiếu trong các cơ thể sống. Tuy nhiên, hiện nay vấn đề ô nhiễm nguồn nước đang xảy ra phổ biến ở khắp nơi trên thế giới, nhất là những nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam chúng ta. Thực trạng ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam đang ngày càng nghiêm trọng, nếu không có sự lên tiếng của cộng đồng, nguồn nước sạch biến mất vĩnh viễn là điều khó tránh trong tương lai.
Bức tranh tổng thể về nguồn nước ở tại Việt Nam
Việt Nam sở hữu đến 3450 sông, suối có chiều dài trung bình từ 10km trở lên, thuộc trong 108 lưu vực sông trong đó có tới 13 lưu vực có diện tích hơn 10.000km2 và có 7 lưu vực sông liên quốc gia. Vậy là có đến 331.000 km2 diện tích nước lưu vực và hàng năm tổng dòng chảy trung bình qua các sông tại Việt Nam là 830 đến 840 tỷ m3.
Với trên 7.160 hồ chứa thủy lợi mang tổng dung tích khoảng 70 tỷ m3. Với lượng mưa trung bình khoảng 1.940-1.960mm góp phần tạo ra trữ lượng nước ngầm lên đến 189,3 triệu m3/ ngày đêm (Việt Nam trong số các quốc gia có có lượng nước mưa lớn nhất thế giới)
Hiện tại tống lượng nước được khai thác hàng năm tại Việt Nam là 80,6 tỷ m3/ 830 tỷ m3 (chiếm 10% so với tổng lượng nước của cả nước). Trong lượng nước khai thác đó có tới 80% (65 tỷ m3/năm) dùng cho hoạt động nông nghiệp như tưới tiêu, canh tác. Có tới 20% người dân Việt Nam được sử dụng nước sạch, 17,2 triệu người vẫn đang sử dụng nguồn nước không đạt tiêu chuẩn của nước sạch của Bộ Y Tế.
Đến năm 2045, dự kiến nhu cầu nước sạch cho dân sinh và công nghiệp sẽ tăng lên đến 130 – 150 tỷ m3/năm. Chiếm tới 50% trữ lượng nước trên toàn lãnh thổ Việt Nam và gần 90% trữ lượng nước vào mùa khô (là 170 tỷ m3/năm).
Thực trạng ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam
Biogency sẽ miêu tả thực trạng ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam, với những số liệu cụ thể như sau:
+ Cứ trung bình mỗi năm sẽ có tới 100.000 người bị ung thư và gần 9.000 người chết do các vấn đề liên quan đến ô nhiễm nguồn nước. Với nguyên nhân được liên quan là do vấn đề nguồn nước bị ô nhiễm, không đảm bảo về an toàn vệ sinh của Bộ Y Tế.
+Theo WHO, tại Việt Nam có khoảng 44% trẻ nhỏ bị nhiễm giun sán, 27% trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng, tác nhân chủ yếu nhất chính là nguồn nước ô nhiễm chưa qua xử lý. Ngoài ra, sống chung với với nguồn nước ô nhiễm sẽ làm con người rất dễ mắc các bệnh về da, hệ tiêu hoá, tỉ mắc các bệnh nan y rất cao.
+ Theo những nghiên cứu khoa học, người sử dụng nguồn nước có chứa nhiều asen sẽ dẫn tỷ lệ mắc ung thư rất cao, thường gặp nhất là ung thư da. Ngoài ra còn có tác động đến hệ tuần hoàn của người, với 0,1mg/l đủ gây ảnh hưởng đến tính mạng lâu dài của bạn.
+ Tại các sông, suối, ao, hồ tại Việt Nam có lượng rác thải đang ngày càng tăng, một số khu công nghiệp chưa có các biện pháp xử lý nước thải và khí thải hợp lý, ngành nông nghiệp sử dụng quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật,… là các nguyên nhân khiến nguồn nước sạch đang bị tàn phá nghiêm trọng và khan hiếm.
Đề xuất giải pháp xử lý tình trạng ô nhiễm nguồn nước
Giữ sạch nguồn nước: Hãy tự mình nâng cao ý thức bằng cách không xả rác bừa bãi, nhất là xả trực tiếp vào nguồn nước sạch. Không nên sử dụng phân tươi để là phân bón, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo đúng liều lượng cho phép. Hạn chế tối đa việc sử dụng hoá chất gây hại đến trực tiếp đến nguồn nước( chất tẩy rửa, phẩm màu, thuốc nhuộm,…)
Tiết kiệm nguồn nước sạch: Thay đổi thói quen từ những việc nhỏ nhất như tắt vòi nước khi đánh răng, kiểm tra và bảo trì ống nước thường xuyên, cải tạo các bể chứa nước nhằm chống thất thoát nước thường xuyên. Tận dụng các nguồn nước từ tự nhiên như nước mưa để sử dụng trong tưới cây, cọ rửa, vệ sinh,… để tránh lãng phí nguồn nước sạch đang sử dụng.
Xử lý phân thải: Có kế hoạch thu gom các loại phân thải một cách khoa học, tránh tình trạng xả thải trực tiếp ra ngoài môi trường gây ảnh hưởng đến môi trường và nguồn nước ngầm.
Xử lý rác sinh hoạt và chất thải khác: Xây dựng hệ thống chứa rác thải kín, đủ sức chứa rác thải hữu cơ phát sinh trong gia đình, khu tập thể, công cộng. Đưa ra giải pháp phù hợp bằng cách xây dựng hệ thống xử lý rác thải khoa học, hay với hộ gia đình có thể sử dụng phương pháp ủ phân compost từ rác thải sinh hoạt,…
Xử lý nước thải trực tiếp: Xây dựng hệ thống xử lý nước thải phù hợp để lượng nước thải đầu ra đúng tiêu chuẩn của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường. Tránh tình trạng xả trực tiếp ra môi trường bên ngoài để gây ô nhiễm. Đối với nước thải công nghiệp, y tế cần phải xử lý theo quy định môi trường trước khi thải ra cộng đồng, trong quá trình xử lý có thể áp dụng các biện pháp sinh học để nâng cao hiệu quả xử lý và góp phần bảo vệ nguồn nước sạch của chúng ta.
_____________________
Trung bình 70% cơ thể người nước tương đương với 70% trái đất này cũng là nước. Nếu bạn hủy hoại nguồn nước ấy thì chẳng khác gì bạn đang giết chính cơ thể của mình cả! Bây giờ, vẫn chưa quá muộn để chúng ta có thể thay đổi nhận thức: hãy thay đổi ý thức của chính bản thân, hãy truyền tải thông điệp “Bảo vệ nước sạch” đến với mọi người xung quanh – Vì “Bảo vệ nước sạch chính là bảo vệ cuộc sống của bạn”.
Để được tư vấn và giải đáp các thắc mắc về vấn đề xử lý nước thải xin hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua HOTLINE: 0909 538 514
Tài liệu tham khảo:
