Sản lượng xi măng không ngừng tiêu thụ mạnh ở trong và ngoài nước trong thời gian qua, đây là động lực để thúc đẩy ngành công nghiệp xi măng tăng trưởng phát triển. Tuy mang đến nhiều lợi ích về kinh tế nhưng mặt khác ngành công nghiệp xi măng cũng ảnh hưởng tiêu cực đến hệ sinh thái hiện nay. Đây là lý do cấp thiết để chúng ta tiến hành nghiên cứu các công nghệ mới giúp nâng cao hiệu quả xử lý chất thải nhà máy xi măng.
Hãy cùng Biogency tìm hiểu sâu về hệ thống công nghệ xử lý nước thải nhà máy xi măng đạt chuẩn hiện nay trong bài viết này. Mong rằng có thể đóng góp cho bạn giải pháp xử lý nước thải hiệu quả nhất cho doanh nghiệp của mình.
Nước thải của quá trình sản xuất xi măng có gì?
Một số yếu tố gây ô nhiễm môi trường của nước thải sản xuất sau quá trình sản xuất xi măng đó là:
+ Sau quá trình nghiền nhiên liệu chứa bùn với nhiều tạp chất rắn hoà trộn với nhau, cụ thể chất rắn đó là silic, sắt nhôm,…
+ Quá trình nghiền than tạo ra hàm lượng cặn lơ lửng cao, tạp quặng như pirit.
+ Sau quá trình rửa sân, tưới sân, khử bụi,… hình thành cho nước thải nhiều tạp chất rắn và các loại chất bẩn khác.
+ Sau quá trình sản xuất xi măng, đặc trưng của nước thải là chứa hàm lượng cặn lơ lửng lớn (500-1500 mg/l), độ kiềm lớn (pH>8), tổng chất rắn lơ lửng lớn (từ 650 -800mg/l).
+ Quá trình làm nguội nhanh clinker, thiết bị nghiền nhiên liệu, nghiền xi măng và nước lò hơi khiến nguồn nước thải chứa váng dầu với 1 lượng nhất định cặn lơ lửng xuất hiện.
Điểm chung của nước thải sản xuất xi măng
– Nước thải sản xuất có hàm lượng cặn lơ lửng cao, ngăn chặn quá trình trao đổi khi oxy.
– Nước rửa các thiết bị sản xuất có lượng dầu mỡ và COD lớn.
– Nước thải sinh hoạt nhà máy: chứa hợp chất hữu cơ chủ yếu là protein, carbohydrate, lipit,… các chất dễ bị vi sinh vật phân huỷ. Ngoài ra còn có chất rắn lơ lửng gây bồi lắng cho nguồn tiếp nhận, chất dinh dưỡng N và P gây hiện tượng phú dưỡng hóa.
– Nước thải từ các hoạt động nấu ăn: hàm lượng hữu cơ cao từ 55% – 65% so với hàm lượng chất rắn, bên cạnh đó nước thải còn chứa dầu mỡ, chất tẩy rửa,…
Một số thành phần gây ô nhiễm cơ bản thể hiện chi tiết qua “Bảng chỉ số nước nước thải nhà máy xi măng” như sau:
Stt | Thông số | Đơn vị | Giá trị đầu vào | QCVN 40:2011, Cột A |
1 | pH | — | 6,5 – 8,5 | 6 -9 |
2 | SS | mg/l | 650 – 800 | 50 |
3 | BOD5 | mgO2/l | 300 – 450 | 30 |
4 | COD | mgO2/l | 500 – 600 | 75 |
5 | Amoni (tính theo N) | mg/l | 20 – 30 | 5 |
6 | Nitơ tổng | mg/l | 25 – 50 | 20 |
7 | Photpho tổng | mg/l | 8 – 12 | 4 |
8 | Dầu mỡ | mg/l | 30 – 40 | 5 |
9 | Coliform | MPN/100ml | 10^5 | 3000 |
Công nghệ xử lý nước thải nhà máy xi măng
Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải nhà máy xi măng
Thuyết minh sơ đồ hệ thống:
Bể thu gom
Nước thải sản xuất đưa trực tiếp vào ống dẫn để vào bể thu gom. Bể được lắp đặt song chắn rác nhằm loại bỏ rác cặn thô, tránh sự tắc nghẽn cho các quá trình xử lý phía sau.
Bể điều hoà
Tại đây lắp đặt hệ thống máy thổi khí và máy khuấy trộn, hỗ trợ ổn định lưu lượng và tính chất của nước thải. Tránh sự phát sinh mùi hôi để tạo ra vi khuẩn kỵ khí. Nước thải sau khi ổn định được bơm trực tiếp sang bể keo tụ – tạo bông.
Bể keo tụ – tạo bông
Quá trình sản xuất xi măng chứa hàm lượng chất rắn lơ lửng khá cao vậy nên phải cần đến bể keo tụ tạo bông để xử lý. Tại đây nước thải sẽ được hoà trộn với hóa chất PAC, Polymer để giúp các hợp chất lơ lửng co cụm lại với nhau thành những hạt có kích thước lớn hơn để dễ lắng. Quy trình như sau:
+ Nước thải được bơm vào ngăn khuấy trộn, tại đây hoá chất keo tụ và hoá chất điều chỉnh pH được bơm vào để tạo điều kiện cho quá trình keo tụ xảy ra. Motor cánh khuấy được điều chỉnh với tốc độ cao để trộn đều hóa chất.
+ Sau đó nước thải tiếp tục vào ngăn tạo bông, tại hóa chất polymer hỗ trợ keo tụ được bổ sung nhằm nâng cao hiệu quả keo tụ. Tại đây motor cánh khuấy được điều chỉnh phù hợp để quá trình tạo bông tiếp diễn. Hỗn hợp bông cặn sẽ sẽ được dẫn trực tiếp vào bể lắng 1.
Bể lắng 1
Các bông cặn lớn lắng theo trọng lực để tách ra khỏi dòng chảy, nhằm loại bỏ các hạt cặn trong nước. Phần cặn dưới đáy sẽ đưa sang bể chứa bùn được xử lý định kỳ.
Bể Anoxic và Bể Aerotank
Hai động cơ khuấy trộn được hoạt động liên tục ở phần đầu và cuối bể, giúp vi sinh vật thiếu khí loại bỏ các hợp chất chứa Nitơ và Photpho trong nước thải. Việc đặt bể Anoxic trước bể Aerotank giúp tận dụng hiệu quả nguồn cacbon có trong nước thải, mặt khác thì cần phải tuần hoàn nước thải từ bể Aerotank về bể thiếu khí để xảy ra quá trình khử nitrat hóa. Sau khi lưu nước tại bể hiếu khí, hỗn hợp nước thải và bùn sẽ chảy tràn sang bể lắng 2 để loại bỏ bùn trong nước.
Có thể sử dụng thêm men vi sinh Microbe-Lift IND – Vi sinh xử lý nước thải chứa chủng Pseudomonas sp giúp tăng hiệu quả quá trình Khử Nitrat tại bể thiếu khí.
Bể khử trùng
Nước thải từ bể lắng 2 dẫn vào bể khử trùng để xử lý mùi hôi, các vi khuẩn gây bệnh (sử chlorine hoặc hợp chất của chlorine)
7/ Nước thải xử lý đạt quy chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp. Nước thải sẽ được đưa ra hệ thống thoát nước chung của khu vực
____________________
Với những kiến thức xử lý nước thải nhà máy xi măng được chia sẻ phía trên, mong rằng sẽ giúp nhà máy của của bạn đối phó được với tình trạng ô nhiễm của loại nước thải này. Để được tư vấn thêm về các giải pháp xử lý nước thải khác, xin hãy liên hệ ngay với chúng tôi quá số HOTLINE: 0909 538 514