Trong ao nuôi tôm luôn tiềm ẩn những nguy cơ nguy hiểm đó là xuất hiện khí độc, người nuôi phải hiểu rõ nguyên nhân và mối nguy hại của chúng và điều quan trọng nhất là phải nắm vững các giải pháp hữu hiệu để kiểm soát tình trạng này.
Khí độc tồn tại ở dạng nào trong ao nuôi tôm?
Có nhiều loại khí độc trong ao nuôi tôm, độ độc và nồng độ của chúng cũng khác nhau, khí độc điển hình thường gặp nhất là H2S, NH3, NO2,…
Amoni
Có công thức hóa học là NH3 hoặc amoniac có công thức hóa học là NH4+, cả 2 cùng đồng thời tồn tại trong nước. NH3 là khí độc dễ tan trong nước, còn NH4+ là dạng muối chỉ gây độc ở nồng độ cao. Sự tồn tại của hai thành phần này trong nước có xu hướng chuyển hoá qua lại (NH3 ↔ NH4+) tùy thuộc vào nhiệt độ và giá trị pH. Với giá trị pH < 8,5, nồng độ NH3 trong ao thấp so với nồng độ của NH4+ . Nồng độ NH3 sẽ tương đối cân bằng với NH4+ ở giá trị pH từ 9,2 – 9,3.
Do sự chênh lệch nồng độ giữa cơ thể và môi trường nên tôm thải khí NH3 qua mang (môi trường với nồng độ thấp hơn, khí NH3 sẽ được thải từ cơ thể tôm ra nước qua mang). Tuy nhiên, nếu hàm lượng NH3 trong nước cao sẽ ức chế quá trình thải ra NH3 của tôm, và NH3 trong nước sẽ quay trở lại máu tôm gây nhiễm độc, cản trở quá trình truyền oxy trong máu và ức chế hệ thần kinh của tôm.
Nitrit
Nitrit (công thức phân tử là NO2-) là chất độc ngay cả khi ở nồng độ thấp, do NO2- liên kết với một chất gọi là hemocyanin trong máu của tôm, làm mất khả năng vận chuyển oxy của máu, khiến cho tôm không lấy được oxy nuôi dưỡng cơ thể. Sau một thời gian, tôm sẽ xuất hiện các biểu hiện sau: cơ thể yếu, dễ bị nhiễm bệnh, lột xác không còn cứng vỏ, mang bị tổn thương, phù thũng cơ, khó lớn. (Tham khảo cách xử lý NO2 trong ao nuôi tôm thẻ)
H2S
Được hình thành do vi khuẩn khử sunfat phân hủy chất hữu cơ trong điều kiện yếm khí. Hoặc do cải tạo và xi phông đáy ao kém, thức ăn dư thừa hình thành lớp mùn dưới đáy ao nuôi.
Nguyên nhân gây ra khí độc trong ao nuôi tôm
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc sinh ra khí độc trong ao nuôi, các vấn đề chính sau đây bạn cần phải chú ý đến:
+ Khí độc có thể sinh ra từ nguồn nước cấp vào ao nuôi: do tình trạng ô nhiễm nguồn nước mặt, kênh rạch, sông ngòi thậm chí là nước biển đã tồn tại sẵn các chất NH4 +, NO2-, NO3- với nồng độ cao. Nguồn ô nhiễm nước mặt có thể từ: nước thải công nghiệp, nước thải đô thị hoặc nước thải từ các ao nuôi tôm. Vì vậy, khi lấy nước vào ao nuôi sẽ có sẵn một nồng độ “khí độc” nhất định gây ảnh hưởng.
+ Khí độc (NO2-) sinh ra từ nước mưa, không khí ô nhiễm, axit trong nước mưa do trong quá trình rơi xuống mang theo khí độc SO2, H2S, NOx trong khí quyển tạo ra axit H2SO4, HNO3, HNO2. (Bao gồm gốc NO2-)
Nguồn “khí độc” xuất hiện nhiều nhất là các chất hữu cơ do thức ăn dư thừa, phân tôm, bùn, xác tảo,… khi đưa vào ao, được gọi chung là “chất hữu cơ mang đạm” hoà lẫn trong nước. Cụ thể:
+ Cải tạo ao kém: Khi cải tạo ao không đạt yêu cầu kỹ thuật, chất thải và khí độc từ vụ trước sẽ tích tụ lại, làm tăng nguy cơ phát sinh khí độc trong vụ sau. Đặc biệt đối với những ao đất nuôi lâu ngày và liên tục, chất thải tích tụ nhiều năm thấm sâu xuống đáy ao sinh ra nhiều khí độc khó kiểm soát.
+ Tích tụ cặn thức ăn dư thừa: Thức ăn thừa là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến khí độc sinh ra trong ao nuôi tôm. Thông thường trong nuôi tôm, khi bà con sử dụng thức ăn công nghiệp, việc cho tôm ăn một lượng lớn thức ăn thừa, lúc này Photpho và Nitơ trong thức ăn sẽ hòa tan vào môi trường nước, sau một thời gian sẽ tích tụ lại dưới đáy và gây ra sinh ra hiện tượng khí độc trong ao nuôi.
+ Chất thải của tôm: Thông thường tôm chỉ hấp thụ một phần nhỏ chất dinh dưỡng trong thức ăn, phần còn lại sẽ thải ra ngoài vào môi trường nước, sau đó lắng đọng thành mùn hữu cơ cùng với thức ăn dư thừa dưới đáy ao. Trong điều kiện yếm khí, chúng bị vi khuẩn phân hủy thành các chất gây độc cho tôm.
+ Tảo tàn: tảo tàn cũng có thể sinh ra khí độc, hiện tượng này thường xảy ra khi thời tiết nắng nóng hoặc khi mưa bất chợt. Nếu là tảo độc, khi tảo chết sẽ thải chất độc vào nước, gây chết tôm trực tiếp. Nếu tảo không độc, thì chúng cũng gây tích tụ một lượng lớn chất hữu cơ, làm suy giảm nghiêm trọng chất lượng nước ao nuôi.
Cách đo nồng độ khí độc chính xác, đơn giản
Để đo chính xác nồng độ khí độc trong ao nuôi, bạn có thể sử dụng kit test nhanh Sera (Đức), hoặc có thể sử dụng test kit để đo chính xác nồng độ khí độc và đưa ra hướng xử lý phù hợp.
Lưu ý: Trong quá trình đo, nếu kết quả đo là 5mg/l thì nên pha loãng mẫu nước ao nuôi nhiều lần cho đến khi kết quả đo nhỏ hơn 5mg/l. Sau đó nhân kết quả với số lần pha loãng để được kết quả chính xác.
Ví dụ: Trong lần đo đầu tiên, kết quả sau khi đo màu là 5mg/l, tiếp tục pha loãng như sau lấy 10 ml nước ao, pha với 190ml nước sạch lắc đều, sau đó lấy 5ml trong dung dịch đã pha đo, kết quả nhân với 20.
Làm cách nào để làm giảm khí độc trong nuôi?
Khi trong ao xuất hiện khí độc, người nuôi thường áp dụng một hoặc nhiều phương pháp để xử lý như: thay nước, sục khí, đánh yucca / zeolite, đánh men vi sinh,… Mỗi phương pháp đều có những lợi thế riêng nên không thể nói phương pháp nào là tốt nhất. Tùy theo tình hình mà chúng ta sẽ áp dụng các phương pháp khác nhau hoặc thậm chí kết hợp nhiều phương pháp để đạt hiệu quả tốt nhất. Dưới đây là chi tiết về cách thực hiện các phương pháp:
– Nên xử lý nước ao nuôi bằng men vi sinh (với các chủng hiếu khí và kỵ khí) ngay từ đầu vụ và xử lý triệt để các chất hữu cơ trong ao nuôi. Do khi khí độc nhiều thì khó xử lý lý, tốn kém chi phí mà hiệu quả không cao. Men vi sinh nên được sử dụng trong suốt vụ mùa với liều lượng và tần suất thích hợp. Sử dụng men vi sinh Microbe-Lift Aqua N1 để xử lý khí độc trong ao nuôi tôm là phương pháp tiên tiến, đơn giản và hiệu quả.
=> Sử dụng với liều lượng thấp: dùng 50 lít nước sạch và 3 kg rỉ đường để ủ và nuôi cấy 100ml vi sinh Microbelift Aqua N1(với 1.000m3 nước ao nuôi). Đánh vào ao nuôi 2 lần một tuần để ngăn chặn việc tạo ra khí độc NO2, NH3 phát sinh ngay từ đầu.
– Thay nước hàng ngày (một lượng nhỏ), xi phông để giảm chất thải, làm loãng nồng độ ô nhiễm, từ đó giảm sản sinh khí độc trong ao.
– Đo nồng độ khí độc, đo đồng thời muối amoni và nitrit để xử lý kịp thời khí độc và điều chỉnh lưu lượng thay nước trước khi khí độc tăng lên.
– Khi tôm nuôi được khoảng 15 – 20 ngày sẽ xuất hiện NH4 + và NO2- thấp. Lúc này có thể bổ sung men vi sinh để xử lý khí độc Microbe-Lift AQUA N1 (chứa các chủng vi khuẩn Nitrosomonas và Nitrobacter), ngay sau khi bổ sung men vi sinh sẽ có thời gian để tăng sinh khối vi sinh trong ao và đối phó kịp thời với độc tính của khí độc. Đánh định kỳ hoặc theo hướng dẫn để kiểm soát không cho khí độc tăng lên.
– Quản lý tảo tàn để giảm khí độc, bằng cách giảm thiểu lượng thức ăn thừa và tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của tôm.
Cách xử lý khi ao nuôi đã xuất hiện khí độc:
– Nếu đo thấy amoni cao có thể sử dụng Yucca, Zeolite để hấp thụ khí độc NH3/NH4+. Biện pháp này chỉ tạm thời, vẫn nên sử dụng các biện pháp khác để giải quyết nguyên nhân
– Khi đã đo thấy NH3/NH4+ và NO2- xuất hiện, đang tăng dần và có dấu hiệu nguy hiểm cho tôm, tăng cường thay nước 50 – 80% mỗi ngày (1-2 lần/ngày), tăng cường oxy, tăng độ mặn bằng muối hột giúp giảm độ độc của NO2-
– Có thể kết hợp giảm còn 80% lượng cho ăn để tôm ít chất thải và không có lượng thức ăn dư thừa làm bẩn nước.
– Nếu đo amoni cao thì có thể dùng Yucca/Zeolite để hấp thụ khí độc NH3 / NH4 +. Biện pháp này chỉ là tạm thời, vậy nên có thể sử dụng các biện pháp khác để giải quyết vấn đề
– Khi tiến hành đo và xác định chỉ số NH3/NH4+ và NO2- xuất hiện, đang tăng và có dấu hiệu nguy hiểm cho tôm. Lúc này người nuôi cần tăng tỷ lệ thay nước 50-80% / ngày (1 – 2 lần/ngày), tăng oxy, tăng độ mặn và thêm muối hột để giảm độc tính của NO2-
-Có thể sử dụng kết hợp để giảm lượng thức ăn đến 80% từ đó giảm chất thải của tôm, không còn thức ăn dư thừa gây ô nhiễm nước.
– Ngoài đánh men vi sinh xử lý nước, nên đánh men vi sinh xử lý khí độc ao nuôi Microbe-Lift AQUA N1 (chứa chủng Nitrosomonas và Nitrobacter) với liều cao hơn bình thường, liên tục 4-5 ngày để cung cấp mật độ vi sinh cao cho quá trình xử lý, sau khi khí độc giảm vẫn nên duy trì bổ sung với liều lượng thấp hơn để đảm bảo đủ mật độ vi sinh kiểm soát khí độc không tăng lại.
Men vi sinh Microbe-Lift Aqua N1- giúp giảm khí độc trong ao nuôi tôm hiệu quả
Ngoài các biện pháp truyền thống, người nuôi cũng có thể sử dụng các loại men vi sinh chuyên dùng để xử lý nước ao nuôi, điều này sẽ giúp việc phòng bệnh trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. Nổi bật hiện nay là sản phẩm men vi sinh Microbe-Lift Aqua N1 giúp cải thiện việc xử lý khí độc trong ao nuôi tôm rất tốt. Men vi sinh sở hữu những ưu điểm sau:
+ Nitrosomonas sp (chuyển amoniac NH4 thành nitrit NO2) và Nitrobacter sP (chuyển nitrit NO2 thành nitrat NO3) là 2 chủng vi sinh chuyển biệt thúc đẩy việc loại bỏ nhanh chóng và hiệu quả các thành phần khí độc hại.
+ Giảm thiểu tối đa 3 dạng khí độc phổ biến trong ao nuôi tôm là NH3, NO2, H2S
+ Khắc phục tình trạng tôm yếu, bệnh tật và chết hàng loạt do hàm lượng amoniac và Nitrit quá cao.
+ Giải quyết triệt để tình trạng tôm thiếu oxy, nổi đầu, tiết kiệm chi phí một cách tối đa cho người nuôi tôm.
+ Sử dụng với liều lượng thấp: dùng 50 lít nước sạch và 3 kg rỉ đường để ủ và nuôi cấy 100ml vi sinh (với 1.000m3 nước ao nuôi). Đánh vào ao nuôi 2 lần một tuần. Được sử dụng ngay từ đầu để ngăn chặn việc tạo ra khí độc NO2, NH3 phát sinh.
+ Vi sinh ở dạng lỏng có thể được kích hoạt nhanh chóng mà không cần ngâm ủ.
+ Ao nuôi từ ngày thứ 12 đến ngày thứ 45 vẫn không phát sinh khí độc. Nếu trong ao bị 30ppm khí độc NO2 thì trong 5 ngày nên đánh 5 nhịp liên tục để giảm xuống còn 15ppm. Sau 10 kiểm soát, sẽ giảm xuống dưới 5ppm.
+ Men vi sinh có thể hoạt động tốt ngay cả trong thời tiết xấu hay khắc nghiệt
____________
Mong rằng bài viết này đã giúp bạn tìm ra hướng kiểm soát tình trạng khí độc xuất hiện trong ao nuôi tôm một cách hiệu quả. Để nhận được nhiều tư vấn chi tiết hơn về cách xử lý nước ao nuôi bằng phương pháp sinh học, xin hãy liên hệ ngay với Biogency qua số Hotline: 0909 538 514