SV30 là gì? Xác định tình trạng bùn qua SV30

Khi vận hành hệ thống xử lý nước thải, có nhiều chỉ số mà kỹ sư vận hành cần phải quan tâm và kiểm tra liên tục để đảm bảo hệ thống được vận hành ổn định và hiệu quả xử lý ô nhiễm cao, trong đó có chỉ số SV30. Vậy SV30 là gì? Và có thể sử dụng SV30 để xác định tình trạng của hệ thống xử lý nước thải như thế nào?

SV30 là gì? Cách xác định SV30

Trong xử lý nước thải, SV30 được biết đến là chỉ tiêu dùng để kiểm tra tốc độ lắng  của bùn trong nước thải trong khoảng thời gian là 30 phút. Chỉ số SV30 này có liên quan mật thiết đến chỉ số SVI (Sludge Volume Index) – là chỉ số đo thể tích bùn, thường được sử dụng để đo thể tích của hỗn hợp bùn + nước thải, hoặc thể tích của bùn vi sinh hoạt tính có trong nước thải; và chỉ số MLSS (Mixed Liquor Suspended Solids).

Mối liên hệ giữa SV30, SVI và MLSS được thể hiện qua công thức sau:

SVI (ml/g) = SV30 (ml/l) / MLSS (g/l)

Để xác định SV30, ta cần đong nước thải ở bể sinh học hiếu khí Aerotank vào chai nhựa hoặc ống có dung tích là 1 lít và có chia vạch dung tích 1000ml (lưu ý mẫu nước thải lấy phải có tính đại diện cho bể nước thải, xem cụ thể: cách lấy mẫu nước thải), ví dụ như hình dưới đây:

Ống đong nước thải có dung tích 1 lít và có chia vạch 1000 ml.

Sau đó, cứ mỗi 5 phút theo dõi lượng bùn lắng được trong ống đong và vẽ ra biểu đồ biểu thị cho tốc độ lắng của bùn. Thể tích lắng của bùn sau 30 phút (ml/l) chính là chỉ số SV30 cần tìm.

Chỉ số SV30 được ứng dụng phổ biến trong vận hành hệ thống xử lý nước thải bởi phương pháp thực hiện được giản, có thể xác định tình trạng kết bông của bùn một cách nhanh chóng. Và hơn thế, khi đong nước thải vào ống đong như trên, kỹ sư vận hành cũng dễ dàng quan sát được độ đục của bề mặt nước thải, bùn có mịn hay không, khối bùn có nổi lên trên bề mặt hay không… từ đó đưa ra kết luận chính xác về sức khỏe của hệ thống xử lý nước thải và tối ưu khi cần thiết.

Xác định tình trạng bùn qua SV30

Khi thực hiện kiểm tra SV30, kỹ sư vận hành sẽ xác định được các trạng thái của bùn là: Bùn khỏe, bùn non, bùn già hay bùn nhầy. Từ đó đưa ra phán đoán chính xác về tình trạng sức khỏe của hệ thống xử lý nước thải.

Bùn khỏe

Bùn trong bể hiếu khí Aerotank được đánh giá là khỏe và có khả năng xử lý tốt các chất ô nhiễm khi kiểm tra SV30 và thấy bông bùn có kích thước lớn, kèm với đó là khả năng lắng của bùn nhanh, có độ kết dính tốt và tạo khối bùn to.

Đồng thời, khi quan sát trong mẫu nước thải thì sẽ thấy nước thải có màu đỏ nâu. Lúc này vi sinh vật có trong bùn hoạt tính đang trong giai đoạn sinh trưởng, do đó quá trình xử lý chất hữu cơ được diễn ra mạnh mẽ nhất.

Bùn non

Khác với bùn khỏe, bể hiếu khí có bùn non là khi kiểm tra SV30 thấy bùn lắng chậm, chỉ tạo được các khối bùn nhỏ, ít bông bùn và độ kết dính của bùn cũng không cao.

Thêm vào đó, khi quan sát mẫu nước thải sẽ thấy nước thải có màu nâu nhạt. Vi sinh vật trong bùn còn ít, vì thế giai đoạn này bùn có tốc độ hấp thụ vi khuẩn tự do và oxy trong nước cao. Do đó, để tăng tốc quá trình phát triển của bùn, cần gia tăng mật độ vi sinh vật bằng cách bổ sung thêm các sản phẩm chứa các chủng vi sinh hiếu khí để khối bùn phát triển và nhanh chóng đưa bùn sang trạng thái bùn khỏe để xử lý chất ô nhiễm.

Microbe-Lift IND là dòng sản phẩm men vi sinh dạng lỏng, chứa 13 chủng vi sinh vật có khả năng hoạt động tốt trong bể hiếu khí, được nhiều kỹ sư môi trường lựa chọn để giúp bùn non trong bể hiếu khí đạt trạng thái bùn khỏe hiệu quả nhất.

13 chủng vi sinh vật có trong men vi sinh Microbe-Lift IND là:

  • Bacillus amyloliquefaciens
  • Bacillus licheniformis
  • Bacillus subtilis
  • Clostridium butyricum
  • Clostridium sartagoforme
  • Desulfovibrio vulgaris
  • Desulfovibrio aminophilus
  • Geobacter lovleyi
  • Methanomethylovorans hollandica
  • Methanosarcina barkeri
  • Pseudomonas citronellolis
  • Rhodopseudomonas palustris
  • Wolinella succinogenes.
Men vi sinh Microbe-Lift IND chứa quần thể vi sinh vật được phân lập và nuôi cấy ở dạng lỏng, có khả năng hoạt động mạnh gấp 5 – 10 lần vi sinh thông thường.

Bùn già

Có thể kết luận bùn trong bể hiếu khí là loại bùn già khi kiểm tra SV30 và thấy tốc độ lắng của bùn nhanh, kèm theo đó là xuất hiện bùn mịn, tạo thành các đốm nhỏ trong đong hoặc nổi trên bề mặt mẫu nước thải. 

Trạng thái bùn già trong bể xử lý nước thải cho biết khả năng xử lý chất ô nhiễm không còn cao do vi sinh vật đã yếu và chết dần. Thêm vào đó, nó sẽ kéo theo chỉ số TSS tăng cao và nước thải đầu ra bị đục. Do đó, chúng cần được thay thế bằng thế hệ vi sinh vật mới để tiếp tục quy trình xử lý nước thải.

Bùn nhầy và chứa nhiều vi khuẩn dạng sợi

Để kết luận bùn nhầy và chứa nhiều vi khuẩn dạng sợi, khi kiểm tra chỉ số SV30 sẽ thấy bùn lắng chậm và có hiện tượng khuếch tán. Đồng thời, quan sát mẫu nước thải sẽ thấy bùn nhớt và kết dính tạo thành một lớp màn trên bề mặt nước thải. Khi soi dưới kính hiển vi sẽ thấy nhiều vi khuẩn dạng sợi.

Đây là trạng thái bùn tệ nhất trong 4 trạng thái bùn đã được liệt kê, do đó cần phải khắc phục ngay. Một trong những giải pháp nhanh nhất để khắc phục là kiểm tra lại DO (trong bể hiếu khí cần đảm bảo DO > 2 mg/l) và điều kiện dinh dưỡng trong bể (Tỷ lệ C:N:P=100:5:1, tỷ lệ BOD/COD > 60%) để vi sinh vật phát triển tối ưu và hình thành khối bùn tối hơn, từ đó sẽ giảm được bùn nhầy và vi khuẩn dạng sợi.

Nếu bạn có bất kỳ khó khăn nào trong việc kiểm tra SV30 cũng như cách đọc SV30 hoặc các vấn đề khác liên quan đến vận hành hệ thống xử lý nước thải, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi qua Hotline 0909 538 514 để được giải đáp nhanh nhất nhé!