Ứng dụng vi sinh trong xử lý nước thải chăn nuôi bò hiệu quả như thế nào?

Hiện nay, ngành chăn nuôi đã bắt đầu tập trung nhiều hơn vào việc áp dụng công nghệ sinh học vào trong quy trình xử lý nước thải chăn nuôi bò. Và vi sinh là thành phần không thể thiếu của công nghệ này. Ứng dụng vi sinh trong xử lý nước thải chăn nuôi bò hiệu quả như thế nào?

Vì sao cần phải xử lý nước thải chăn nuôi bò?

Nước thải chăn nuôi bò có đặc trưng là chứa nhiều chất ô nhiễm ở nồng độ cao, điển hình là BOD, COD và Nitơ; và vi sinh vật gây hại, do đó cần phải được xử lý trước khi thải ra môi trường. Bảng dưới đây sẽ ví dụ về các chất ô nhiễm có trong nước thải chăn nuôi bò đầu vào cũng như hàm lượng của chúng:

Chất ô nhiễm đặc trưng Hàm lượng
pH 7,1 – 8,2
BOD5 (mg/1) 1650 – 3300
COD (mg/1) 2500 – 5000
SS (mg/1) 1800 – 3200
N-NH4+(mg/1) 10-60
N tổng 520-620
P tổng 14,3-64
Tổng coliform (MNP/100ml) 106 – 109

Sở dĩ nước thải chăn nuôi bò phát sinh nhiều chất ô nhiễm ở nồng độ cao là bởi trong quá trình chăn nuôi, đặc biệt là quá trình vệ sinh cho vật nuôi, vệ sinh chuồng trại, máng ăn phát sinh nhiều nước thải. Nước thải này có chứa nhiều vụn thức ăn cũng như chất thải của bò và rơm, trấu để khử mùi và sưởi ấm trong chuồng. 

Nhận thấy được mức độ ô nhiễm cao của nước thải chăn nuôi bò, loại nước thải này nói riêng và nước thải chăn nuôi nói chung được Nhà nước Việt Nam quy định rất rõ quy chuẩn xả thải trong QCVN 62-MT:2016/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi, nhằm mục đích giới hạn các thông số ô nhiễm của nước thải trước khi thải ra môi trường để giảm thiểu nguy cơ gây các bệnh cho con người như bệnh liên quan đến tiêu hóa, thương hàn. Bên cạnh đó, việc giới hạn xả thải của nước thải chăn nuôi bò còn giúp môi trường tiếp nhận không bị quá tải ô nhiễm, đảm bảo điều kiện chất lượng nước cho động vật và thủy sinh sinh sống.

Nước thải chăn nuôi bò chứa hàm lượng ô nhiễm cao cần xử lý.

Áp dụng công nghệ sinh học vào quy trình xử lý nước thải chăn nuôi bò

Hiện nay, ngành chăn nuôi đã bắt đầu tập trung nhiều hơn vào việc áp dụng công nghệ sinh học vào trong quy trình xử lý nước thải. Và nước thải chăn nuôi bò cũng vậy. Dưới đây là sơ đồ quy trình công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi bò được các trang trại áp dụng nhiều:

Quy trình xử lý nước thải chăn nuôi bò áp dụng công nghệ sinh học

Với quy trình xử lý nước thải chăn nuôi bò được chia sẻ ở trên, nước thải sau khi được xử lý tại hầm Biogas sẽ được thu gom và lần lượt đi qua các bể: Bể điều hòa, bể Anoxic, bể Aerotank, bể lắng, hồ sinh học, bể khử trùng và bể lọc áp lực để xử lý các chất ô nhiễm, đảm bảo nước thải đầu ra đạt QCVN 62-MT:2016/BTNMT.

Trong đó, máy thổi khí được sử dụng tại bể điều hòa và bể Aerotank để nhằm cung cấp oxy và xáo trộn nước thải. Trong quá trình xử lý, nước được tuần hoàn từ bể Aerotank về bể Anoxic để tiến hành khử Nitrat và hoàn tất quá trình xử lý Nitơ; một phần bùn được tuần hoàn từ bể lắng về bể Aerotank để cung cấp thêm cơ chất cho quá trình xử lý, phần bùn còn lại được đưa vào bể chứa bùn và thải bỏ.

Hiệu quả mà vi sinh mang lại trong xử lý nước thải chăn nuôi bò

Quá trình xử lý chất ô nhiễm BOD, COD, Nitơ của nước thải chăn nuôi bò tập trung ở giai đoạn xử lý sinh học – tại bể Anoxic và bể Aerotank. Và để quá trình xử lý chất ô nhiễm được diễn ra hiệu quả, việc bổ sung thêm các chủng vi sinh vật cho mỗi bể là rất quan trọng.

Tại bể Anoxic, các chủng vi sinh vật có khả năng hoạt động hiệu quả là các chủng vi sinh vật thiếu khí, điển hình là: Bacillus Licheniformis, Pseudomonas Citronellolis, Wolinella Succinogenes… chúng đều có trong Men vi sinh Microbe-Lift IND.

Men vi sinh xử lý nước thải Microbe-Lift IND.

Hiệu quả mà men vi sinh Microbe-Lift IND mang lại trong xử lý nước thải chăn nuôi bò là:

  • Microbe-Lift IND có khả năng thúc đẩy quá trình khử Nitrat diễn ra nhanh chóng và ổn định để hoàn tất quá trình xử lý tổng Nitơ trong nước thải chăn nuôi bò.
  • Góp phần xử lý 2 chỉ tiêu ô nhiễm quan trọng khác có trong nước thải chăn nuôi bò là BOD và COD nhờ chứa đa dạng các chủng vi sinh vật hoạt tính mạnh (13 chủng vi sinh vật), khả năng hoạt động gấp 17 lần các vi sinh vật thông thường.

Tại bể Aerotank, các chủng vi sinh vật có khả năng hoạt động hiệu quả là các chủng vi sinh vật hiếu khí, điển hình là: NitrosomonasNitrobacter… chúng đều có trong Men vi sinh Microbe-Lift N1.

Men vi sinh xử lý nước thải Microbe-Lift N1.

Hiệu quả mà men vi sinh Microbe-Lift N1 mang lại trong xử lý nước thải chăn nuôi bò là khả năng thúc đẩy quá trình Nitrat hóa diễn ra nhanh chóng, ổn định để đưa chỉ tiêu Amoni có trong nước thải về Nitrat thông qua 2 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: Chuyển hóa Amoni (NH3, NH4+) thành Nitrit (NO2-) với sự tham gia của vi khuẩn Nitrosomonas. Phương trình phản ứng xảy ra là:

NH4+ + 1,5 O2 —> NO2 + 2H+ + H2O

  • Giai đoạn 2: Chuyển hóa Nitrit (NO2-) thành Nitrat (NO3-) với sự tham gia của vi khuẩn Nitrobacter. Phương trình phản ứng xảy ra là:

2NO2 + H2O → NO3+ 2H+ + 2e

2H+ + 2e + ½O2 → H2O

Men vi sinh Microbe-Lift IND và Microbe-Lift N1 được nhập khẩu trực tiếp tại Mỹ và phân phối độc quyền tại Việt Nam bởi thương hiệu Biogency. Đây là bộ đôi sản phẩm được đánh giá là mang lại hiệu quả vượt trội trong xử lý các vấn đề liên quan đến Nitơ và Amonia của nước thải, trong đó có nước thải chăn nuôi bò. Để được tư vấn chi tiết hơn về phương án xử lý nước thải chăn nuôi bò phù hợp và tối ưu cho trang trại của bạn, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi qua Hotline 0909 538 514.