Phương pháp xử lý nước thải thẩm mỹ viện

Đối với nước thải thẩm mỹ viện, phương pháp xử lý hiệu quả nhất hiện nay là “xử lý nước thải thẩm mỹ viện bằng phương pháp sinh học”, lý do là bởi loại nước thải này chứa phần lớn là các chất ô nhiễm hữu cơ có thể phân hủy sinh học. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về phương pháp xử lý nước thải thẩm mỹ viện qua bài viết dưới đây.

Xử lý nước thải thẩm mỹ viện áp dụng phương pháp nào? Ưu điểm

Ngày nay, có nhiều phương pháp được áp dụng trong xử lý nước thải, điển hình là 3 phương pháp: Xử lý cơ học, xử lý hóa học và xử lý sinh học. Tùy thuộc vào thành phần, tính chất đặc trưng của nước thải mà áp dụng phương pháp xử lý cho phù hợp hoặc kết hợp nhiều phương pháp trong cùng một hệ thống xử lý để mang lại hiệu quả tối ưu.

Đối với nước thải thẩm mỹ viện, phương pháp xử lý hiệu quả nhất hiện nay là xử lý nước thải thẩm mỹ viện bằng phương pháp sinh học, lý do là bởi loại nước thải này chứa phần lớn là các chất ô nhiễm hữu cơ có thể phân hủy sinh học, cụ thể là:

  • Dịch, máu, kim loại nặng (ví dụ như thủy ngân, đồng, kẽm, chì), hóa chất và các vi khuẩn gây bệnh (ví dụ như E.Coli, Coliform, Salmonella…)… phát sinh từ phòng phẫu thuật.
  • Dầu mỡ, rác thải, thức ăn thừa… phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của nhân viên và bệnh nhân.
  • Nước thải, chất thải phát sinh từ nhà vệ sinh. 
Nước thải phát sinh từ thẩm mỹ viện rất phù hợp để xử lý bằng phương pháp sinh học
Nước thải phát sinh từ thẩm mỹ viện rất phù hợp để xử lý bằng phương pháp sinh học

Theo một số thống kê, nước thải thẩm mỹ viện có nồng độ BOD khá cao, dao động từ 250 – 800mg/l. Bên cạnh đó, nó còn chứa Nitơ, Photpho, TSS và vi khuẩn có hại. Các chất ô nhiễm này đều có thể xử lý được bằng phương pháp sinh học. Do đó, áp dụng phương pháp sinh học để xử lý nước thải thẩm mỹ viện được xem là hiệu quả nhất hiện nay.

Ưu điểm khi áp dụng phương pháp sinh học trong xử lý nước thải thẩm mỹ viện:

  • Áp dụng phương pháp sinh học giúp doanh nghiệp rút ngắn thời gian thi công hệ thống và ít tốn kém chi phí đầu tư hơn.
  • Phương pháp sinh học giúp loại bỏ hầu hết các chỉ tiêu ô nhiễm như BOD, COD, TSS, Nitơ… hiệu quả, đưa nước thải về trạng thái đạt chuẩn theo QCVN 28:2010/BTNMT – QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ NƯỚC THẢI Y TẾ.
  • Phương pháp sinh học xử lý nước thải thẩm mỹ viện dựa trên cơ chế hoạt động của vi sinh vật, các vi sinh vật này hoàn toàn thân thiện với môi trường và hệ sinh thái, an toàn cho người sử dụng.

Chi tiết quy trình xử lý nước thải thẩm mỹ viện bằng phương pháp sinh học

Dưới đây là quy trình xử lý nước thải thẩm mỹ viện bằng phương pháp sinh học điển hình hiện nay:

Quy trình xử lý nước thải thẩm mỹ viện bằng phương pháp sinh học.

Mô tả quy trình xử lý nước thải thẩm mỹ viện:

Bước 1: Nước thải được đưa vào Bể điều hòa kết hợp Anoxic để khử Nitrat và xử lý BOD, COD

Trong xử lý nước thải thẩm mỹ viện, người ta thường kết hợp Bể điều hòa và Bể thiếu khí Anoxic lại thành một bể, gọi là Bể điều hòa kết hợp Anoxic. Nước thải phát sinh ở thẩm mỹ viện sẽ được thu gom và đưa trực tiếp vào bể này. Tại đây, sử dụng bơm khuấy trộn chìm để đảo trộn nước thải mà không làm phát sinh thêm oxy hòa tan trong nước, đồng thời đẩy khí N2 ra khỏi nước thải.

Bể điều hòa kết hợp Anoxic này đóng vai trò rất quan trọng trong việc Khử Nitrat, cũng như xử lý BOD và COD. Do đó, để tăng hiệu quả hoạt động của bể, các kỹ sư vận hành thường bổ sung vào bể này các chủng vi sinh vật hiếu khí chuyên biệt cho quá trình xử lý chất ô nhiễm, điển hình là chủng Pseudomonas sp có khả năng chuyển hóa NO3- sang N2, sau đó N2 được đẩy ra khỏi dòng thải nhờ bơm khuấy trộn chìm.

Chủng vi sinh Pseudomonas sp khá phổ biến trên thị trường, nhiều dòng men vi sinh xử lý nước thải có chứa chủng này, điển hình là Men vi sinh Microbe-Lift IND do Viện Nghiên Cứu Sinh Thái Hoa Kỳ (Ecological Laboratories) sản xuất.

Bước 2: Nước thải được đưa sang bể hiếu khí khử toàn bộ lượng BOD, COD còn lại và thực hiện quá trình Nitrat hóa

Đặc trưng của bể hiếu khí là có nồng độ oxy hòa tan cao (DO ≥ 2 mg/l). Do đó, cần phải sử dụng máy thổi khí liên tục để cấp oxy cho bể. Bể này thực hiện hai chức năng chính là:

  • Xử lý triệt để BOD, COD, TSS có trong nước thải: Sử dụng các chủng vi sinh vật hiếu khí như Bacillus subtilis, Bacillus amyloliquefaciens,… để xử lý BOD, COD, TSS. Microbe-Lift IND là dòng men vi sinh chuyên dụng để xử lý các chỉ tiêu này. Tham khảo thêm TẠI ĐÂY
  • Thực hiện quá trình Nitrat hóa: Nước thải được đưa vào bể hiếu khí để thực hiện quá trình Nitrat hóa, sau đó được tuần hoàn ngược về bể Bể điều hòa kết hợp Anoxic để thực hiện khử Nitrat. Quá trình Nitrat hóa tại bể hiếu khí được thực hiện nhờ 2 chủng vi sinh NitrosomonasNitrobacter. Hai cùng này có trong Men vi sinh Microbe-Lift N1 chuyên dùng để xử lý Nitơ, Amonia trong nước thải. Microbe-Lift N1 được sản xuất ở dạng lỏng để đảm bảo khả năng hoạt động của vi sinh tối đa. Tham khảo thêm TẠI ĐÂY.

Bước 3: Nước thải được chuyển sang bể lắng sinh học để loại bỏ hoàn toàn cặn lơ lửng

Tại bể lắng sinh học, sử dụng phương pháp lắng trọng lực để lắng toàn bộ cặn lơ lửng. Cặn lơ lửng sau khi lắng được gọi là bùn thải. Một phần bùn sẽ được tuần hoàn ngược về Bể điều hòa kết hợp Anoxic để duy trì lượng bùn sinh học vừa đủ cho bể, phần còn lại (bùn dư) sẽ được đưa sang bể tự hoại để xử lý. Nếu lượng bùn dư khá nhiều, các dòng men vi sinh xử lý bùn có thể được cân nhắc sử dụng tại bể này để loại bỏ bùn, giảm thiểu chi phí và thời gian xử lý bùn dư thải ra. Tham khảo thêm Men vi sinh xử lý bùn Microbe-Lift SA.

Hình 3. Men vi sinh Microbe-Lift giúp xử lý nước thải thẩm mỹ viện hiệu quả.

Bước 4: Nước thải được chuyển sang bể trung gian khử trùng để xử lý các vi sinh vật gây bệnh còn sót lại

Phần nước trong sau khi lắng ở bể lắng sinh học được đưa vào bể khử trùng để tiếp tục xử lý các vi sinh vật có hại. Chlorine là hợp chất được sử dụng phổ biến tại bể này để khử trùng nước thải.

Bước 5: Nước thải đạt tiêu chuẩn QCVN 28:2010/BTNMT và xả ra nguồn tiếp nhận

Nước thải sau 4 bước xử lý ở trên đạt chuẩn QCVN 28:2010/BTNMT cột B hoặc cột A, có thể thải ra nguồn tiếp nhận hoặc sử dụng cho các mục đích khác, ví dụ nước thải đầu ra đạt chuẩn cột A có thể tái sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.

Bảng tiêu chuẩn quốc gia QCVN 28:2010/BTNMT về xử lý nước thải thẩm mỹ viện:

TT Thông số Đơn vị Giá trị C
A B
1 pH 6,5 – 8,5 6,5 – 8,5
2 BOD5 (200C) mg/l 30 50
3 COD mg/l 50 100
4 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) mg/l 50 100
5 Sunfua (tính theo H2S) mg/l 1,0 4,0
6 Amoni (tính theo N) mg/l 5 10
7 Nitrat (tính theo N) mg/l 30 50
8 Phosphat (tính theo P) mg/l 6 10
9 Dầu mỡ động thực vật mg/l 10 20
10 Tổng hoạt độ phóng xạ α Bq/l 0,1 0,1
11 Tổng hoạt độ phóng xạ β Bq/l 1,0 1,0
12 Tổng coliforms MPN/ 100ml 3000 5000
13 Salmonella Vi khuẩn/ 100ml KPH KPH
14 Shigella Vi khuẩn/ 100ml KPH KPH
15 Vibrio cholerae Vi khuẩn/ 100ml KPH KPH

Nếu hệ thống xử lý nước thải thẩm mỹ viện của bạn đang gặp vấn đề sốc tải, xử lý không đạt các chỉ tiêu ô nhiễm hoặc bất kỳ vấn đề nào khác, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi qua Hotline 0909 538 514 để được hỗ trợ kịp thời nhé!