Các loại tảo trong ao nuôi tôm có tác dụng tạo màu nước, cung cấp oxy, cân bằng hệ sinh thái. Tuy nhiên khi tảo phát triển quá mức, đặc biệt một số loại tảo có tính độc là nguyên nhân ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm.
Bài viết này Biogency sẽ giúp bạn nhận diện các loại tảo thường thấy trong ao nuôi tôm, nguyên nhân khiến tảo xuất hiện và cách phòng ngừa hiệu quả, hạn chế các tác động không tốt đến tôm.
Các loại tảo trong ao nuôi tôm thường thấy
Các loại tảo trong ao nuôi tôm khá đa dạng, trong đó có 5 loại phổ biến dưới đây, Mỗi loại lại có những tác động khác nhau đến ao nuôi. Về cơ bản tảo trong ao tôm được chia thành 2 nhóm là nhóm có lợi và nhóm gây hại ảnh hưởng không tốt đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm.
Loại tảo | Đặc điểm cấu tạo, hình dáng | Nhóm tảo có lợi hay có hại | Hình ảnh |
Tảo khuê
(Tảo silic) |
Cấu tạo: Đơn bào, sống độc lập hoặc thành tập đoàn.
Hình dáng: Dạng sợi mảnh, hình quạt, zic-zắc, hình sao. Chúng được bao bọc bên trong một thành tế bào làm bằng silica (vỏ tảo cát) có cấu tạo 2 mặt đối xứng, có vách ngăn ở giữa. Tảo khuê phát triển khi nguồn dinh dưỡng trong ao thấp, tỷ lệ đạm lân N/P >15/1 |
Loại tảo có lợi, cung cấp nguồn dinh dưỡng cho tôm, nhất là ở giai đoạn ấu trùng. | |
Tảo lục | Là loại tảo sống thành tập đoàn, quần xả, kích thước nhỏ, không gây mùi hôi, có màu xanh
Tảo lục phát triển tốt trong môi trường dinh dưỡng, muối khoáng ở mức trung bình với tỷ lệ N/P từ 7-14/1 |
Không có độc tính. Bên cạnh đó, tảo lục còn được phát hiện là có khả năng ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn Vibrio sp… | |
Tảo mắt | Tảo có lông roi trên đầu, có mắt màu đỏ. Phát triển mạnh khi môi trường nước có nhiều chất hữu cơ | Tảo có hại, tảo xuất hiện, ao sẽ có màu xanh rau má nghĩa là ao ô nhiễm, ảnh hưởng đến hàm lượng oxy hòa tan trong ao. Khi tảo mắt lan rộng, ao sẽ có màu nâu đen. | |
Tảo giáp | Tồn tại chủ yếu ở dạng đơn bào, hình sợi, có roi, di chuyển nhanh.
Chúng xuất hiện trong ao tôm khi nguồn nước cấp từ ngoài vào ao cộng với sự mất cân bằng đa vi lượng và nền đáy bị ô nhiễm ở mức độ cao. Tảo giáp cao khiến ao tôm có màu nâu đỏ, có váng màu đỏ. |
Là loại tảo có hại. Nếu tôm ăn sẽ gây tắc nghẽn đường ruột, phân bị đứt khúc, khiến ao nước phát sáng, gây ra hiện tượng nổi đầu nhiều vào ban đêm và sáng sớm. Khi tảo giáp chết sẽ sinh ra khí độc NH3 gây hại cho tôm. | |
Tảo lam | Xuất hiện theo tập đoàn, hình sợi hoặc hạt. Chúng phát triển khi lượng muối dinh dưỡng cam, tỷ lệ N/P là 3-5?1.
Chúng có khả năng chịu nhiệt tốt, tồn tại vào mùa nóng. Một số có khả năng quang hợp trong môi trường yếm khí như vi khuẩn. |
Là loại tảo nguy hiểm nhất. Làm ao tôm có mùi hôi, tảo thải ra chất nhờn gây tắc nghẽn mang tôm. Một số khiến tôm đi phân trắng.
Đặc biệt khi tảo lam nở hoa sẽ tạo ra một lớp đặc quánh màu xanh phủ kín mặt ao, dạt về cuối gió gây thiếu oxy trầm trọng cho tôm, nhất là vào ban đêm. |
Nguyên nhân, ảnh hưởng và cách phòng ngừa các loại tảo độc hại trong ao tôm
Vốn dĩ tảo là thực vật có lợi, giúp cân bằng hệ sinh thái ao tôm. Tuy nhiên khi chúng xuất hiện với số lượng lớn, lan rộng, đặc biệt là các loại tảo độc hại sẽ gây ra các hệ lụy khôn lường, làm tôm chậm phát triển, thậm chí là chết hàng loạt.
Nguyên nhân khiến tảo phát triển mạnh chủ yếu do:
- Thức ăn thừa: Người dân sử dụng lượng thức ăn quá nhiều, tôm không hấp thụ hết, tích lũy ở đáy, là điều kiện để tảo phát triển:
- Cải tạo đáy không kỹ: Nền đáy dơ bẩn do cải tạo không kỹ, không xử lý trước và sau khi thả tôm tạo điều kiện cho tảo phát triển.
- Thời tiết thất thường: Mưa kéo dài làm độ mặn giảm nhanh, phần tầng mắt nước tạo điều kiện tảo lam phát triển. Thời tiết nóng kéo dài đi kèm mưa giông đột ngột cũng khiến môi trường ao thay đổi.
- Quá trình phân hủy mùn bã hữu cơ gia tăng sinh ra nhiều chất dinh dưỡng tạo điều kiện các loại tảo độc phát triển.
Ảnh hưởng của các loại tảo trong ao nuôi tôm
Các loại tảo xuất hiện nhiều, nhất là tảo độc trong ao tôm gây ra nhiều ảnh hưởng cho sức khỏe của tôm, điển hình như:
- Tôm ăn tảo làm ảnh hưởng đến đường ruột của tôm, đường ruột đứt khúc,, gây hiện tượng tôm bị phân lỏng
- Tảo phát triển quá mức gây thiếu oxy, hiện tượng tôm nổi đầu vào sáng sớm và tối
- Xác tảo tàn quá nhiều sẽ bám vào mang tôm, cản trở khả năng hấp thu Oxy làm tôm yếu, kém phát triển, thậm chí kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng chết hàng loạt do suy dinh dưỡng.
Cách khắc phục
Với những nguyên nhân kể trên có thể thấy, tảo xuất hiện chủ yếu do môi trường ao ô nhiễm. Chính vì vậy để ngăn ngừa tảo phát triển rộng, nhất là các loại tảo độc thì người nuôi tôm cần chú ý chủ động các biện pháp như:
- Sử dụng thức ăn đúng chuẩn, tránh dư thừa. Thay đổi lượng thức ăn theo thời tiết hợp lý
- Thường xuyên dọn đáy ao bằng công nghệ xi phông, sử dụng vi sinh xử lý đáy ao, môi trường ao nuôi như Microbe-Lift AQUA C
- Cải tạo môi trường trước khi thả tôm.
Nếu mật độ tảo trong ao nuôi dày, bà con có thể sử dụng men vi sinh Bac- up để ổn định môi trường ao nuôi. Men vi sinh Bac – up là dòng vi khuẩn Lactobacillus có khả năng phát triển tốt khi nhiệt độ và nồng độ muối thay đổi đột ngột. Có công dụng ức chế sự phát triển của Vibrio và giảm nồng độ khí độc NH3/NO2, ổn định màu nước.
Dùng men vi sinh Bac – up đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất sẽ giúp diệt tảo một cách hiệu quả. Một gói Bac – up (10g) sẽ được sử dụng cho 2000m3 nước ao, thực hiện 1 – 2 lần/ tuần. Lưu ý, bà con cần ủ men vi sinh trước khi sử dụng.
Sau khi diệt tảo trong ao nuôi tôm, bà con có thể sử dụng chế phẩm sinh học Microbe-lift Aqua C để phân hủy xác tảo tàn, ổn định màu nước, tạo sự cân bằng sinh thái cho ao nuôi. Thông thường, 1 lít Microbe-Lift AQUA C có thể sử dụng cho 2000 – 10000 m3 thể tích ao. Liều lượng này có thể bị thay đổi tùy theo thực trạng ao nuôi và thời điểm sử dụng.
Các loại tảo trong ao nuôi tôm sẽ có lợi cho tôm khi được kiểm soát ở ngưỡng vừa phải. Hy vọng với những chia sẻ trên đã mang đến thông tin hữu ích cho quý độc giả về các loại tảo trong ao tôm và cách phòng ngừa hiệu quả.
GỌI NGAY 0909 538 514 ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN CHI TIẾT MIỄN PHÍ!