Ngày nay đã ra đời rất nhiều công nghệ xử lý chất thải rắn nói chung và và chất thải rắn sinh hoạt nói riêng được triển khai. Bài viết này Biogency sẽ giúp bạn tìm hiểu chuyên sâu về sự hình thành của chất thải rắn sinh hoạt và các Kỹ thuật xử lý hiệu quả dạng chất thải này hiện nay.
Chất thải rắn sinh hoạt hình thành như thế nào?
Rác thải rắn sinh hoạt hình thành phổ biến từ các hoạt động hàng ngày của con người. Chúng xuất hiện mọi lúc, mọi nơi tại những khu vực phổ biến như hộ gia đình, khu dân cư, chợ, khu trung tâm thương mại, khu vui chơi giải trí, trường học, bệnh viện,…
Thời đại công nghiệp phát triển kéo theo những lợi ích của con người phát triển không kém như là nâng cao đời sống vật chất, các dịch vụ cung cấp đến con người ngày càng tốt hơn, song song với điều đó là sự phát sinh không ngừng của lượng rác thải rắn không kiểm soát. Vào đầu những năm của thập kỷ 80, chất thải rắn độc hại đã và đang là vấn đề được quan tâm hàng đầu cho đến tận hôm nay. Cho đến thời điểm từ những năm 1990 trở lại đây, khi các ngành công nghiệp phát triển như “vũ bão”, thì chất thải rắn đã liên tục ảnh hưởng đến môi trường sống ở mọi quốc gia lãnh thổ. Nhiều nơi đã phải bỏ một khoản tài chính khá lớn để có thể giải quyết vấn nạn này.
Dưới đây là sơ đồ cho thấy vòng đời của chất thải rắn:
Một số kỹ thuật xử lý chất thải rắn sinh hoạt
Xử lý rác thải rắn bằng phương pháp đốt
Xử lý rác thải rắn bằng phương pháp đốt giúp quy trình xử lý được tối ưu nhất ở khâu xử lý cuối cùng. Áp dụng phương pháp này còn có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ môi trường. Cụ thể là có 2 công nghệ đốt phổ biến sau:
Công nghệ đốt cả đống
+ Rác thải rắn được đưa trực tiếp khoang đốt của lò chuyển động, với quy trình đốt diễn ra ở tốc độ chậm.
+ Khí thải được dẫn qua tuabin để trực tiếp sản xuất điện năng
+ Sau đó, khí thải tiếp tục luân chuyển qua các quá trình xử lý bụi và xử lý chất ô nhiễm để giảm bớt độ ô nhiễm khi đưa ra khí quyển.
Đốt tầng lỏng
Chất thải rắn sẽ được đưa vào thùng sắt chịu nhiệt hình trụ thiết kế chuyên biệt có lớp hoá chất lỏng được nén khí ở mức cao. Tuy nhiên chất thải rắn phải qua quá trình xử lý sơ bộ để phân thành từ lô với kích cỡ riêng biệt lần lượt mới được đưa vào lò đốt.
=> Hạn chế của phương pháp này là quá trình vận hành rất phức tạp, đòi hỏi tay nghề xử lý và phân loại cao. Bên cạnh đó là chi phí đầu tư và tiêu hao năng lượng khá cao.
Xử lý chất thải rắn bằng công nghệ ép kiện
Phương pháp ép kiện được thực hiện dựa trên cơ sở toàn bộ chất thải tập trung thu gom vào nhà máy sẽ được phân loại bằng phương pháp thủ công trên băng tải. Các chất trơ và các chất có thể tận dụng được như:kim loại, nilon, giấy, thuỷ tinh, plastic…được thu hồi để tái chế. Những chất còn lại được băng tải chuyền qua hệ thống nén ép rác bằng thuỷ lực với mục đích làm giảm tối đa thể tích khối rác và tạo thành các kiện với tỉ số nén rất cao.
Phương pháp này yêu cầu quy trình phân loại rác thủ công qua các băng tải khác nhau.
Các chất trơ và các chất có thể tận dụng như giấy, thuỷ tinh, kim loại, nilon, plastic,… được thu hồi và tái chế lại. Những chất còn lại sẽ theo băng tải tới hệ thống ép nén bằng thuỷ lực để là giảm tối đa kích thước khối rác với độ nén cao. Các kiện nén này sẽ được sử dụng làm các bờ chắn hay để san lấp các vùng đất trũng nhằm phục vụ cho các công trình xây dựng nhỏ như công viên, vườn hoa,…
Sơ đồ công nghệ như sau:
Xử lý chất thải rắn bằng công nghệ ủ sinh học
Hiện nay chất thải rắn sinh hoạt được tận dụng khá phổ biến để sản xuất phân hữu cơ bởi thành phần hữu cơ khá lớn (chiếm 44-55% trọng lượng). Cung cấp tới các khu vực ngoại thành để có thể cải tạo đất nông nghiệp, gia tăng năng suất cây trồng. Do đó xử lý chất thải rắn sinh hoạt công nghệ ủ sinh học được coi là phương pháp xử lý hiệu quả nhất hiện nay.
Chi tiết về công nghệ ủ sinh học
Công nghệ ủ sinh học là quy trình ổn định các hợp chất hữu cơ nhờ vào vi sinh vật để tạo thành chất mùn. Với các thao tác sản xuất khoa học, hình thành nên môi trường xử lý tối ưu, đảm bảo sản phẩm đầu ra không gây mùi và có vi sinh vật gây bệnh. Quá trình ủ đòi hỏi lượng oxy gấp hàng trăm lần bể aerotank, vậy nên để đảm bảo độ ổn định khi lên men, đòi hỏi một phần năng lượng cung cấp nhiều không khí vào các lỗ xốp.
Quá trình bắt đầu là giai đoạn khử nước, sau đó là xử lý chất rắn cho tới khi xốp và ẩm. Độ ẩm và nhiệt độ được kiểm tra thường xuyên để giữ cho vật liệu luôn ở trạng thái hiếu khí. Quá trình tự phát sinh ra nhiệt nhờ quá trình oxi hoá các chất thối rữa. Sản phẩm cuối cùng của quá trình ủ là các hợp chất hữu cơ bền vững như lignin, xenlulo, sợi… cùng với H2O và CO2.
Quá trình phân huỷ chất thải hữu cơ diễn ra rất phức tạp, cần đến nhiều giai đoạn và sản phẩm trung gian. Các giai đoạn được phân biệt theo sự biến thiên nhiệt độ khác nhau. Cụ thể có các phản ứng hóa sinh như sau:
+ Pha thích nghi: Là giai đoạn để vi sinh vật thích nghi với môi trường mới. Đây là giai đoạn thích hợp để sử dụng bổ trợ thêm chế phẩm men vi sinh giúp tăng hiệu quả xử lý mùi hôi và tăng chất lượng xử lý cho các giai đoạn phía sau. (sẽ mô tả chi tiết hơn ở phần 2)
+ Pha tăng trưởng: Đây là quá trình sản phẩm bắt đầu đến ngưỡng nhiệt độ mesophilic, giai đoạn đặc trưng bởi quá trình bắt đầu phân huỷ sinh học
+ Pha ưa nhiệt: Nhiệt độ được tăng lên cao nhất, giai đoạn giúp ổn định và tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh vô cùng hiệu quả. Với phản ứng hoá sinh trong trường hợp hiếu khí và kị khí như sau:
CHONS + O2+ VSV hiếu khí → CO2 + NH3 + các sản phẩm khác + năng lượng)
CHONS + O2+ VSV Kị khí → (CO2 + NH3 + CH4+H2S+ các sản phẩm khác + năng lượng).
+ Pha trưởng thành: Là giai đoạn nhiệt độ trở về mức mesophilic để sau đó trở về nhiệt độ môi trường. Với quá trình lên men chậm, thích hợp để hình thành keo mùn dễ có thể dễ dàng tạo thành bùn.
Các phản ứng hóa sinh xảy ra như sau:
- Điều kiện phản ứng Nitrosomonas bacteria
NH4 + + 3/2 O2 → NO2 – + 2H+ + H2O
- Điều kiện phản ứng Nitrobacter bacteria
NO2 – +1/2 O2 → NO3 –
NH4 + + 3/2O2 → NO3 – + 2H+ + H2O
Bởi ion NH4+ có trong mô tế bào nên phản ứng đặc trưng cho quá trình tổng hợp mô tế bào sẽ là:
NH4 + + 4 CO2 + HCO3 – + H2O → C5H7O2N + 5O2
Tổng cộng phản ứng nitrat hóa xảy ra như sau:
22NH4 + + 37 O2 + 4 CO2+ H CO3 – + H2O → 21NO3 – + C5H7O2N + H2O+ 42H+
Xử lý khí độc rác thải rắn bằng men vi sinh Microbe-Lift OC- IND
Ở giai đoạn đầu tiên của quá trình ủ sinh học là “pha thích nghi”, lúc này các chất thải hữu cơ sẽ có mùi hôi rất khó chịu. Men vi sinh Microbe-Lift OC- IND với các chủng vi sinh vật hoàn toàn thân thiện môi trường, an toàn với con người, giúp giảm tối đa mùi hôi và các mầm bệnh phát sinh trong quá trình phân huỷ chất thải rắn trong quá trình ủ.
Microbe-Lift OC- IND là dòng men vi sinh đến từ Biogency, là đơn vị với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành xử lý nước thải và chất thải rắn. Với xuất xứ từ Hoa Kỳ, Microbe-Lift OC- IND là một trong những giải pháp hàng đầu trong quy trình xử lý mùi hôi có trong các loại chất thải rắn hiện nay.
Quy trình xử lý kỹ thuật như sau: Pha chế loãng men vi sinh Microbe-Lift OC- IND theo tỉ lệ 1:300 và trộn đều vào hệ thống ủ (giai đoạn pha thích nghi). Lúc này men vi sinh đóng vai trò như các tấm màng đa phân tử hỗ trợ cô lập và cố định phản ứng tạo mùi gây ra bởi các phản ứng sinh học, giúp hạn chế mùi hôi phát sinh hiệu quả .
_____________________________________
Hiện tại men vi sinh Microbe-Lift OC- IND đang được phân phối độc quyền tại Biogency, để tư vấn và giải đáp các thắc mắc liên quan đến sản phẩm, cùng với những vấn đề liên quan đến quy trình xử nước thải, xin hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua HOTLINE: 0909 538 514
Tài liệu tham khảo:
http://www.gree-vn.com/pdf/Chuong_7_Quan_ly_CTRSH.pdf