Các nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước hầu hết bắt nguồn từ hoạt động sống, sinh hoạt, sản xuất của con người gây ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống và sức khỏe của chính chúng ta. Cùng Biogency điểm qua những nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước và cách khắc phục.
Các nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước
Theo Báo cáo môi trường quốc gia, ô nhiễm nguồn nước xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó các nguồn thải chính tác động đến môi trường nước mặt gồm là nước thải sinh hoạt, y tế, nông nghiệp và công nghiệp.
Nước thải sinh hoạt
Với hơn 90 triệu dân, nguồn nước thải từ quá trình sinh hoạt tại các khu dân cư, đô thị, trung tâm thương mại… đang là vấn đề ô nhiễm đáng báo động hiện nay tại nước ta. Nguồn nước thải sinh hoạt có nồng độ COD, BOD5, Nitơ, Photpho cao, kèm theo đó là nhiều kim loại nặng, virus, vi khuẩn…. Điều đáng nói là hầu như nước thải sinh hoạt không được xử lý hoặc xử lý nhưng không triệt để, xả thải trực tiếp ra môi trường gây ô nhiễm nguồn nước trầm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Nước thải y tế
Theo Báo cáo của Bộ Y tế, hiện nay cả nước có gần 50.000 cơ sở khám, chữa bệnh, trong đó có 248 bệnh viện tư nhân và 21.048 phòng khám tư nhân.
Ngoài ô nhiễm thông thường như nước thải sinh hoạt (nước thải sinh hoạt của cán bộ viên chức, của bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, nước lau sàn nhà, bể phốt của các khu điều trị (ô nhiễm hữu cơ), nước trong mùa mưa) nức thải y tế còn nhiễm những hóa chất phát sinh trong quá trình chuẩn đoán và điều trị bệnh như các chế phẩm thuốc, các chất khử trùng, các đồng vị phóng xạ, các khu xét nghiệm, phòng mổ. Bên cạnh đó, nước thải bệnh viện nguy hiểm về phương diện vệ sinh dịch tễ bởi trong nước thải bệnh viện có chứa các loại vi trùng, động vật nguyên sinh gây bệnh, trứng giun, virus….từ máu, dịch, đờm, phân của người mang bệnh.
Nước thải nông nghiệp
Nước thải nông nghiệp phát sinh từ nhiều nguồn, trong đó hoạt động canh tác, trồng trọt có chứa hoá chất bảo vệ thực vật (BVTV), phân bón là thành phần độc hại cho môi trường và sức khỏe con người. Ước tính mỗi năm có khoảng 70 nghìn kg và hơn 40 nghìn lít thuốc trừ sâu cùng khoảng 70 nghìn kg vỏ bao hóa chất không được xử lý xâm nhập vào môi trường, làm gia tăng mức độ ô nhiễm nước mặt, nước ngầm.
Tham khảo: Hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi hiệu quả
Nước thải công nghiệp
Trong các nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước thì nước thải công nghiệp được đánh giá có mức độ nghiêm trọng cao nhất. Nước thải công nghiệp vô cùng đa dạng, không có thành phần cố định, tùy thuộc vào ngành nghề, sản phẩm sản xuất mà thành phần và mức độ ô nhiễm sẽ khác nhau. Tuy nhiên về cơ bản nước thải công nghiệp chứa các chất gây hại chính là COD, BOD5 và SS gây ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước, sinh vật và sức khỏe con người. Điều đáng nói là hệ thống xử lý nước thải tại các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp… vẫn chưa hoạt động tối ưu, nhiều đơn vị chỉ mang tính chất đối phó.
Ngoài các nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước từ hoạt động sống, sinh hoạt, sản xuất của con người thì các yếu tố tự nhiên như thiên tai, lũ lụt, bão tuyết, hạn hán, xác động vật… cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước, đặc biệt là nguồn nước ngầm.
Tham khảo: Hệ thống xử lý nước thải công nghiệp đạt chuẩn
Hậu quả nghiêm trọng của ô nhiễm nguồn nước
Khi các nguồn nước thải kể trên trực tiếp xả thải ra môi trường mà không qua xử lý, các hóa chất, chất độc hại, vi khuẩn, virus, mầm bệnh… trong nước thải sẽ gây ô nhiễm nguồn nước. Nguồn nước ô nhiễm là vấn đề đáng báo động hiện nay vì những hệ quả gây ra cho môi trường, sinh vật và con người là vô cùng lớn.
Đối với con người
Không chỉ gây ra mùi hôi thối khó chịu, ô nhiễm nguồn nước là nguyên nhân làm gia tăng các mầm bệnh cho con người. Nhẹ là bệnh ngoài da, nặng là bệnh cấp và mạn tính như viêm màng kết, dịch tả, sốt thương hàn, tiêu chảy… Tệ hơn về lâu về dài các kim loại nặng trong nước là nguyên nhân gây dị tật bẩm sinh, ung thư.
Đối với sinh vật
Nguồn nước ô nhiễm khi xả thải ra ao, sông, hồ, biển sẽ ảnh hưởng đến môi trường sống của sinh vật, làm chết hàng loạt sinh vật. Các hạt lơ lửng trong nước ngọt không những làm giảm chất lượng nước uống cho sinh vật sống, mà con làm giảm lượng ánh sáng mặt trời xuyên qua nước, gây gián đoạn quá trình phát triển của thực vật quang hợp và vi sinh vật.
Đối với nền kinh tế
Ô nhiễm nguồn nước gây tổn hại không nhỏ đến kinh tế đất nước, bởi chi phí và thời gian xử lý chất thải khó hoặc không phân hủy tốn kém hơn rất nhiều so với việc ngăn ngừa nguồn nước ô nhiễm.
Làm thế nào để xử lý nước thải gây ô nhiễm?
Để giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước, giảm các tác động đến môi trường và sức khỏe con người thì bất kỳ nguồn nước thải nào trước khi xả thải ra môi trường đều cần được xử lý. Theo đó, Bộ Tài Nguyên & Môi trường đã đưa ra các quy chuẩn xả thải theo từng lĩnh vực, ngành nghề…
Đối với các doanh nghiệp, nhà máy, xí nghiệp, các khu chung cư, đô thị, trung tâm thương mại… cần xây dựng hệ thống xử lý nước thải đúng chuẩn, duy trì vận hành để đảm bảo nguồn nước thải đầu ra theo đúng quy định. Có nhiều phương pháp xử lý nước thải, tương ứng với đặc tính của từng loại nước thải, quy mô doanh nghiệp để lựa chọn nhằm đạt hiệu quả cao nhưng vẫn tối ưu chi phí.
Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xử lý nước thải công nghiệp – nông nghiệp – thủy sản cũng như nước thải sinh hoạt, chăn nuôi… Biogency sẽ hỗ trợ tư vấn miễn phí để đơn vị vận hành đưa ra được phương án xử lý nước thải hiệu quả với chi phí tối ưu nhất.
Để được tư vấn, liên hệ ngay cho chúng tôi theo Hotline 0909 538 514
Nguồn: https://microbelift.vn/