Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí xử lý 1m3 nước thải công nghiệp

Để xử lý 1m3 nước thải các doanh nghiệp và các nhà máy sản xuất phải tính toán chi phí trước khi xây dựng hệ thống xử lý nước thải. Thực tế không có một con số chính xác nào có thể để đánh giá chuẩn cho việc xử lý nước thải. Muốn xác định được con số cụ thể, chúng ta cần phải xác định đến các yếu tố quan trọng làm tác động đến chi phí xử lý. Cụ thể các yếu tố đó như sau:

Dựa vào đặc trưng nước thải của mỗi loại ngành nghề

Nước thải công nghiệp mỗi ngành nghề sản xuất khác nhau thì sẽ có những đặc trưng và mức độ ô nhiễm riêng. Nếu độ ô nhiễm càng nặng, thành phần độc hại càng lớn thì mức độ xử lý càng khó khăn, nhiều công đoạn và chi phí xử lý sẽ cao hơn.

Để có thể xác định được thành phần ô nhiễm trong nước thải công nghiệp nên nhờ đến sự hỗ trợ có chuyên môn của các đơn vị xử lý nước thải. Sau đó tiến hành phân tích các đặc trưng riêng biệt của các thành phần ô nhiễm để có thể so sánh theo tiêu chuẩn của các loại ngành nghề. Chẳng hạn như quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chế biến thủy sản QCVN 11:2015/BTNMT, có đặc trưng là hàm lượng BOD5, COD, chất hữu cơ so quy chuẩn QCVN sẽ gấp 10-20 lần, đồng thời hàm lượng chất dinh dưỡng chứa N, P cũng ở mức rất cao,….

Chất lượng ban đầu của nước thải

Mỗi ngành nghề khác nhau sẽ có chất lượng ban đầu của nước thải khác nhau, ví dụ sự khác biệt giữa ngành sản xuất giấy và ngành sản xuất kim loại:

+ Với ngành sản xuất giấy: Thường nước thải ngành này có quy trình xử lý khá phức tạp nên thường ứng dụng nhiều công nghệ và thiết bị. Chi phí bỏ ra cho xử lý nước thải khu công nghiệp xử lý giấy rất cao do có thêm nước thải của bộ phận tái chế giấy thải. Nguyên liệu đầu vào chứa quá nhiều tạp chất phức tạp, vậy nên xử lý nước thải ngành này thường phải ứng dụng phương hoá học (oxy hoá nâng cao) và công nghệ sinh học. 

+ Với ngành sản xuất kim loại:Với ngành sản xuất này thì các nhà máy sản xuất thường sẽ phải chi trả các chi phí cho việc xây dựng bồn bể, mua các loại thiết bị như: máy bơm chìm nước thải, máy khuấy, bơm định lượng hóa chất, thiết bị đo pH,… Ngoài ra, có thể đầu tư thêm máy ép để làm khô bùn, hỗ trợ giảm chi phí thu gom và xử lý bùn thải.

=> Với 2 ví dụ trên, nhìn tổng quát ta thấy rằng với mỗi ngành sản xuất riêng biệt sẽ có mức độ nhiễm và phương pháp xử lý nước thải đặc trưng và riêng biệt. Mục tiêu cuối cùng là nguồn nước thải đầu ra phải phù hợp với quy chuẩn nước thải do nhà nước ban hành.  

Phụ thuộc vào lưu lượng xử lý và chế độ xả thải

chi phí xử lý 1m3 nước thải công nghiệp

Sau khi xác định được các thành phần cần xử lý của nước thải, các đơn bị sẽ tiếp tục tính toán lưu lượng xử lý và chế độ xả thải của nhà máy. Nếu lưu lượng xử lý lớn nhưng chế độ xả thải không diễn ra liên tục thì chi phí đầu tư sẽ cao hơn so với dạng lưu lượng nước thải nhỏ và chế độ xả thải ổn định. 

Chẳng hạn như nhà máy sản xuất vận hành trong thời gian ngắn thì lưu lượng xử lý bắt buộc phải tăng lên, dẫn đến chi phí đầu tư thiết bị sẽ cao hơn. Ví dụ với hệ thống thiết kế hoạt động xử lý nước thải trong 12 tiếng sẽ có chi phí đầu tư cao hơn từ 30-50% so với hệ thống xử lý 24h/24h. Vậy nên, doanh nghiệp cần xác định chính xác thông số hợp lý nhất để đảm bảo thiết kế hệ thống xử lý nước thải tối ưu nhất.

Dạng hóa chất

Hóa chất là một trong những yếu tố then chốt quyết định quá trình xử lý nước thải công nghiệp có hiệu quả hay không. Để tiết kiệm tối đa chi phí đầu đầu tư, chủ dự án phải tìm hiểu kỹ càng về đặc tính của các loại hoá chất xử lý cho nước thải. Điển hình như hoá chất PAC mang đến hiệu quả cao hơn gấp 5 lần so với các loại hoá chất trợ lắng khác, trong khi đó liều lượng PAC sử dụng lại ít hơn nhiều.

Phụ thuộc vào hệ thống và công nghệ xử lý

chi phí xử lý 1m3 nước thải công nghiệp

Hệ thống và công nghệ xử lý là điều quan trọng xác định được chi phí xử lý 1m3 nước thải công nghiệp. Hiện nay, hầu hết các nhà máy, xí nghiệp đều có nước thải chứa nồng độ chất hữu cơ khá cao nên đều ưu tiên ứng dụng hệ thống xử lý bằng công nghệ sinh học. Ví dụ như nhà máy chế biến thuỷ sản, nhà máy dệt nhuộm, sản xuất giấy, mía đường,…

Hiệu quả của công nghệ sinh học giúp duy trì sự ổn định toàn hệ thống, chi phí đầu tư không cao, có cơ chế vận hành dễ dàng và thân thiện với môi trường. Nhờ vào hoạt động của vi sinh vật sống giúp hấp thụ lượng lớn các chất hữu cơ qua bề mặt tế bào và sử dụng chúng làm nguồn dinh dưỡng giúp tạo ra năng lượng. Sản phẩm sau quá trình là H20, khí CO2 ion Sulfite, N2. Quy trình xử lý này giúp khử các chất hữu cơ N, P, COD, BOD,… đảm bảo tiêu chuẩn xử lý nước thải đạt chuẩn QCVN.

Ngoài các yếu tố trên, cũng sẽ có một số yếu tố khác ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí xử lý nước thải như như cách lắp đặt,  yêu cầu về diện tích, cách tự động hóa hệ thống,…Tuy nhiên các yếu tố này không gây ảnh hưởng quá nhiều.

Tham khảo: Hệ thống xử lý nước thải công nghiệp đạt chuẩn

______________________

Trên đây là các yếu tố phổ biến làm ảnh hưởng đến chi phí xử lý 1m3 nước thải công nghiệp. Để được hỗ trợ tư vấn phương pháp xử lý sinh học đạt hiệu quả với chi phí thấp xin hãy liên hệ ngay cho chúng tôi theo Hotline 0909 538 514 để được tư vấn chi tiết!