Cho đến nay, chúng tôi đã đưa ra cho bà con nhiều cách để cân bằng ảnh hưởng của NO2 trong nước ao tôm. Bài viết này chúng tôi sẽ tổng hợp tất cả phương pháp, giúp mọi người có cái nhìn tổng quát về quy trình xử lý khí độc NO2, ảnh hưởng xấu đến quá trình nuôi tôm hiện nay.
NO2 trong nước ao tôm có hại như thế nào
Trong chất NO2 có chứa loại ion của axit HNO2, còn đối với ion No2- hình thành trong quá trình khoáng hóa trong ao tôm. Hình thành nên các loại muối gốc NaNO2, KNO2, …
Ion NO2- tác nhân gây hại chính:
Khi NO2 chất kết hợp với hemocyanin trong máu tôm của tôm gây cạnh tranh với oxy trong tôm, khiến tôm khó lấy được oxy để hô hấp, gây ngạt thở. Nếu hiện tượng này cứ kéo dài sẽ làm tôm suy giảm sức đề kháng, hấp thu dinh dưỡng kém, chậm lớn, dễ nhiễm bệnh,…
Quá trình ion NO2- diễn ra còn gây rối loạn áp suất thẩm thấu, vì cạnh tranh với ion Cl-, lúc này khả năng hấp thụ các khoáng chất của tôm bị hạn chế. Quá trình lột xác, khiến vỏ tôm bị mềm, không cứng cáp, dễ gây sưng mang, phù thủng cơ.
=> Quá trình nuôi tôm sẽ không đạt năng suất cao nếu duy trì tình trạng nhiễm hàm lượng NO2- quá cao.
Khả năng chịu đựng tác nhân NO2 của tôm là bao nhiêu?
Theo các nghiên cứu gần đây nhất, với một liều LD50 thấp nhất là 28.08 mg/l/. Với khoảng thời gian trong 12h thử nghiệm, với 95mg/l tôm sẽ chết hoàn toàn.
Theo những trải nghiệm thực tế hiện nay, với độ mặn 20% tôm sẽ phát triển và chịu đựng nồng độ NO2- khoảng 30-40 mg/l. Nếu với tôm nhỏ hay tôm lớn đang bệnh thì chỉ với 20 mg/l thì dễ dàng chết hàng loạt
Theo tiêu chuẩn để tôm khỏe mạnh, ta phải duy trì nồng độ NO2- mức 30-40 mg/l là hợp lý nhất.
Còn đối với độ mặn 0-1‰ thì khi ion NO2- mức 5-10 mg/l thì tôm sẽ chết ngay tức thì. Tương ứng với độ mặn càng cao thì ngưỡng chịu đựng NO2- của tôm sẽ càng cao.
Ở ao độ mặn càng cao thì ngưỡng chịu đựng NO2- của tôm càng cao.
Chủng vi sinh nào có khả năng xử lý tác nhân NO2
Cơ chế hình thành NO2
Khi nuôi tôm, đạm mà tôm hấp thu được chỉ có 30 % phần còn lại sẽ được tôm thải ra ngoài, hoà tan vào nước ao, tích lũy dưới đáy, gây ô nhiễm.
Quy trình chuyển hóa đạm diễn ra qua nhiều bước, với sự tham gia của nhiều nhóm vi sinh vật hình thành khi độc NH3, quá trình tích luỹ NH3 kéo theo lượng NO2 tăng rất nhanh. NH3 (độc) sẽ được nhóm vi khuẩn Nitrosomonas sp và Nitrosococcus sp chuyển hóa thành NO2- (rất độc), gọi là quá trình Nitrat hóa.
Men vi sinh chuyển hóa NO2
Để quá trình chuyển hóa NO2- thành NO3-(không độc) phải trải qua quá trình Nitrat hóa chuẩn Nitrobacter.
Nitrobacter là một chi bao gồm các vi khuẩn hình que, gram âm và hóa dưỡng. Nitrobacter dường như phát triển tối ưu ở 38 °C và ở độ pH 7,9, nhưng Holt nói rằng Nitrobacter phát triển tối ưu ở 28 °C và trong khoảng pH từ 5,8 đến 8,5, mặc dù chúng có độ pH từ 7,6 và 7,8.
Các tế bào trong Nitrobacter sinh sản bằng cách nảy chồi hoặc phân đôi, chu kì nhân đôi của nitrobacter là 13 giờ.
Phương pháp giải quyết hoàn toàn tác nhân NO2 trong nước ao tôm
Nguyên nhân xảy ra hiện tượng NO2 trong nước ao tôm
Bổ sung thừa thức ăn cho ao tôm gây ô nhiễm nước ao, gây ra khí độc.
Cho tôm vào ao nuôi với mật độ cao, khiến lương thức ăn bổ sung phải lớn hơn bình thường, sẽ dễ dàng gây ra hiện tượng phát sinh khí độc NH3, NO2
Trong ao không tồn tại VSV hữu ích, khiến ao khó chuyển hóa khí độc NO3, gây độc cho tôm
Trường hợp hay thấy nhất là không cung cấp đủ O2 cho cho ao, dẫn đến chu trình nitrat hóa không diễn ra hoàn toàn, dẫn đến tích tụ NO2 gây giảm mật độ VSV hữu ích trong ao.
Phương pháp xử lý
- Bổ sung hàm lượng cao vi khuẩn oxy hóa NH3 Nitrosomonas và vi khuẩn oxy hóa NO2 Nitrobacter có trong sản phẩm 𝐌𝐢𝐜𝐫𝐨𝐛𝐞𝐥𝐢𝐟𝐭 𝐀𝐪𝐮𝐚 𝐍𝟏 có thể xử lý nhanh chóng khí độc NO2-
- Sử dụng Chế phẩm sinh học làm sạch nước ao nuôi 𝐌𝐢𝐜𝐫𝐨𝐛𝐥𝐢𝐟𝐭 𝐀𝐪𝐮𝐚 𝐂 để phân giải các chất hữu cơ dư thừa, tảo tàn trong ao.
- Kiểm soát thức ăn dư thừa, để tránh dư thừa thức ăn tạo điều kiện cho các loại khí độc bùng phát.
- Duy trì các thông số môi trường ao nuôi tốt như kH, Ph, Kiềm, mật độ tảo để giảm stress cho tôm nhằm nâng cao sức đề kháng, bảo đảm sức khỏe cho tôm.
Các sản phẩm hiện men vi sinh hiện nay xuất hiện rất nhiều về chức năng và chủng loại, các loại men vi sinh Microbe-Lift hiện nay đang được rất nhiều người tin dùng vì chức năng và hiệu quả mà nó mang lại. Mong rằng với những giải pháp về việc giải quyết khí độc NO2 trong nước ao tôm đã nêu trên sẽ giúp bạn thành công trong ngành chăn nuôi tôm nói riêng và nuôi trồng thuỷ sản nói chung.