Tại sao tôm bị mềm vỏ? Cách phòng tránh và điều trị hiệu quả

Tôm bị mềm vỏ là bệnh làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến giá trị thương phẩm của tôm, gây thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi. Bệnh mềm vỏ ở tôm có các biểu hiện dễ quan sát như: vỏ mềm, mỏng, vỏ có màu sẫm, nhăn, gồ ghề,.. khiến tôm dễ bị các loại vi khuẩn, nấm bệnh tấn công làm chậm phát triển, yếu dần và có thể chết hàng loạt.

Nguyên nhân tôm bị mềm vỏ

tôm mềm vỏ

Do thiếu dinh dưỡng

Trong quá trình nuôi, tôm ăn các loại thức ăn kém chất lượng, thiếu Vitamin, khoáng chất, đặc biệt thiếu hàm lượng canxi và phosphor. Khi tôm lột xác tạo lớp vỏ mới, nếu thiếu các chất dinh dưỡng thì vỏ tôm sẽ bị mềm, mỏng,…

Do môi trường nước

Môi trường nước ao nuôi chứa một số chất độc do tảo, hóa chất, thuốc trừ sâu hoặc nhiễm chất thải công nghiệp, nông nghiệp.

Độ kiềm (<40 mg CaCO3/l) và độ mặn trong ao quá thấp khiến ao nuôi thiếu khoáng chất giúp tôm hình thành lớp vỏ mới như ban đầu trong giai đoạn lột xác.

Ngoài ra, mật độ tôm nuôi quá dày, môi trường nước thường xuyên thay đổi cũng là nguyên nhân khiến tôm bị mềm vỏ.

Dấu hiệu nhận biết tôm bị mềm vỏ

Biểu hiện thường thấy nhất là tôm có vỏ mỏng, nhăn nheo, gợn sóng. Tình trạng mềm vỏ kéo dài trong nhiều tuần, tôm sẽ dễ bị sinh vật bám ký sinh và mầm bệnh tấn công.

Tôm yếu ớt, chậm lớn, kiệt sức và chết.

Nếu tôm sống sót thì cũng còi cọc, phân đàn.

Cách phòng tránh

tôm mềm vỏ

Hạn chế nguồn nước thải công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt đổ vào ao, tránh hiện tượng tảo nở hoa gây ảnh hưởng đến môi trường nước ao nuôi khiến tôm bị sốc.

Đảm bảo cân bằng giữa các loài tảo, tránh tảo độc phát triển mạnh làm ảnh hưởng đến tôm. 

Sử dụng khoáng tạt định kỳ để cung cấp đu khoáng chất giúp tôm tạo vỏ.

Thức ăn cho tôm phải có nguồn gốc uy tín, đảm bảo đủ chất dinh dưỡng.

Độ muối phù hợp cho tôm sú từ 15-25 ppt, tôm thẻ chân trắng từ 5-25 ppt. 

Độ pH thích hợp khoảng 7,5-8,5. Nếu pH thấp hơn 7,5 dùng vôi CaCO3 từ 15-20 kg/1000m3 nước, nếu pH cao trên 8,5 dùng đường cát hoặc đường mật 3-5 kg/1000m3 nước. Chú ý, vôi cần được hòa tan và tạt đều mặt nước 1 lần/ngày và trong 2-3 ngày, mỗi lần tạt xong kiểm tra lại độ pH để điều chỉnh sao cho phù hợp.

Độ kiềm phù hợp từ 80-180 mg CaCO3/L, nếu độ kiềm quá thấp dùng Dolomite từ 5-7 kg/1000m3 nước hoặc vôi bột từ 20-30 kg/1000m3 nước, nếu độ kiềm cao dùng đường cát hoặc đường mật 3-5 kg/1000m3 nước. Chú ý: khi điều chỉnh độ kiềm, nền làm từ từ trong 2-3 ngày.

Duy trì ổn định môi trường nước bằng biện pháp cơ học như: sục khí đáy, quạt nước; biện pháp sinh học như: sử dụng men vi sinh MICROBE-LIFT uy tín, an toàn, tiết kiệm để cải tạo môi trường ao nuôi cũng như tăng đề kháng cho tôm.

Cách trị bệnh

Trong trường hợp tôm đã bị nhiễm bệnh thì phải nhanh chóng can thiệp bằng cách bổ sung tăng cường oxy, đồng thời tạt vôi để tăng kiềm, đưa độ pH lên trên mức 8,0.

Tạt khoáng lỏng hoặc khoáng bột vào ao nuôi liên tục trong 3 ngày.

Kiểm tra thức ăn hàng ngày cho tôm có đủ dinh dưỡng không, kết hợp trộn khoáng cho ăn và men tiêu hóa giúp tôm bổ sung Vitamin, tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng cho quá trình tạo vỏ.

Tiến hành cải thiện chất lượng nước, giảm khí độc và tạo môi trường thông thoáng cho ao nuôi.

____________________________

Tôm bị mềm vỏ tuy không gây mất mùa như EMS, đốm trắng,… nhưng gây ảnh hưởng nặng nề đến hiệu quả kinh tế của người nuôi. Bên cạnh những cách trị bệnh trên, giải pháp về phòng tránh bệnh và quản lý môi trường nước nên được người nuôi chú trọng hơn. Người nuôi nên kiểm soát độ pH, độ mặn, độ kiềm sao cho phù hợp với tôm, và sử dụng các biện pháp sinh học bằng các chế phẩm vi sinh để duy trì ổn định môi trường nước cho tôm. Để được tư vấn thêm cách phòng trị tôm bị mềm vỏ bằng phương pháp sinh học xin hãy liên hệ ngay với Biogency qua hotline: 0909 538 514. Chúc bà con một mùa vụ bội thu!