Hiện nay trên thế giới, đất phèn chủ yếu tập trung nhiều nhất ở khu vực Đông Nam Á (chiếm 50% diện tích). Trong đó, Việt Nam có diện tích đất phèn đứng thứ 2 thế giới (1,8 triệu ha), và diện tích đất nhiễm phèn ở Việt Nam chiếm 63,4% tổng lượng đất. Đất nhiễm phèn sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả kinh tế trong quá trình nuôi tôm. Vậy nên, người nuôi cần chú ý xác định rõ các nguyên nhân để có thể xử lý tình trạng này tốt nhất.
Ao tôm nhiễm phèn do đâu?
Có 2 loại phèn làm ảnh hưởng đến ao tôm đó là: phèn sắt (nước đỏ) do muối kép của sắt (III) kết hợp với muối của kim loại kiềm hay amoni gây nên, phèn nhôm (nước trong) do muối sunfat kép của kali và nhôm.
Đất nhiễm phèn là do được hình thành trong vùng chứa nhiều nước có hàm lượng sulfat cao. Tại các vùng ven biển có nhiều vi sinh vật chứa lưu huỳnh, đất nhiễm phèn được hình thành. Trong điều kiện yếm khí cùng với hoạt động của vi sinh vật, lưu huỳnh (S) sẽ kết hợp với sắt có sẵn trong phù sa tạo ra Pyrite (FeS2).
Pyrite trong vùng đất ẩm bị oxi hóa khi tiếp xúc với không khí sẽ tạo ra các oxit sắt và axit sulfuric. Sắt và kim loại nặng có trong đất sẽ bị axit sulfuric làm tan ra, dẫn đến việc làm chua đất, độ pH trong nước thấp và chứa các kim loại độc hại cho tôm
Thêm vào đó, tại các ao nuôi tôm ở những vùng đất nhiễm phèn, phèn sẽ rỏ rỉ từ đất vào nước, và khi trời mưa, nước sẽ rửa trôi phèn từ bờ xuống là những nguyên nhân khiến ao tôm nhiễm phèn
Dấu hiệu nhận dạng ao tôm nhiễm phèn
Phèn sắt sẽ có dấu hiệu như nước ao đỏ, chân, mang, đuôi tôm chuyển sang màu vàng. Phèn nhôm sẽ có dấu hiệu nước trong quá không lên màu khiến tôm chậm phát triển.
Vỏ tôm sẽ cứng hn bình thường, tôm khó lột xác và bắt đầu bỏ ăn khi mưa kéo dài. Nghiêm trọng hơn, khi ao tôm nhiễm phèn nặng sẽ làm cản trở quá trình hô hấp của tôm dẫn đến tôm sẽ chết rải rác
Khi đất nhiễm phèn thường nền đất sẽ có màu xám đen, nhất là nơi có chứa Pyrite (FeS2). Đất nhiễm phèn nặng là khi phơi khô đất sẽ có phấn trắng.
Tác hại của phèn với ao nuôi tôm
Đất phèn thường có lượng pH thấp, hàm lượng canxi, Mg cũng thấp gây ra các tác động không tốt tới quá trình cân bằng áp suất thẩm thấu và khả năng tạo vỏ của tôm. Môi trường nước chứa nhiều axit sẽ hạn chế sự khuếch tán của Na+, K+ vào cơ thể tôm.
Vỏ tôm sẽ bị mềm và tôm bị lột vỏ không hết, dẫn đến tỉ lệ sống của tôm không cao (Tham khảo: Tôm mềm vỏ và cách xử lý)
Các quá trình hoạt hóa của các enzyme trong cơ thể bị ngăn cản, dẫn đến tôm bị chậm phát triển.
Khả năng gắn kết giữa oxi và hemoglobin giảm dẫn đến quá trình hô hấp ở tôm tăng cao, tiêu tốn nhiều năng lượng, dẫn đến giảm sức tăng trưởng. Khi ao tôm nhiễm phèn quá nhiều, hợp chất phèn sẽ bám vào mang cản trở quá trình hô hấp, dẫn đến tôm sẽ yếu hoặc chết dần.
Ao tôm nhiễm phèn sẽ làm giảm độ pH và kiềm, khiến cho khí H2S độc hại hơn, dẫn đến ức chế quá trình trao đổi chất và chuyển hóa oxi của tôm
Tham khảo: Các loại khí độc trong ao tôm và cách khắc phục
Tảo cũng sẽ chậm phát triển hơn, dẫn đến việc khó gây màu nước cho ao tôm (Xem các loại tảo trong ao tôm)
Phương pháp xử lý ao tôm nhiễm phèn
Công tác phòng tránh ao tôm nhiễm phèn:
Chọn lựa cẩn thẩn địa điểm xây dựng ao nuôi ở nơi ít bị nhiễm phèn, lót bạt ở dưới đáy ao nhằm giảm thiểu hiện tượng rò rỉ phèn trong ao. Công tác chuẩn bị và cải tạo ao thật tốt, bón lót vôi đáy, rửa lại nhiều lần cho sạch trước khi cho nước
Hạn chế bón lân cho đáy ao, vì sẽ làm tăng hàm lượng các tảo độc
Công tác xử lý ao tôm nhiễm phèn:
Bón vôi đáy ao nuôi nhằm mục đích tăng pH đáy, khử phèn và tạo hệ đệm cho ao. Cần lưu ý khi bón vôi đá hay vôi nóng bột, cần rải vôi vào chiều mát và cấp nước ngay ngày tiếp theo
Bón vôi và cải tạo đáy ao phụ thuộc vào độ pH của đất | |||
pH của đất | Nhu cầu bón [CaCO3 70% và CaMg(CO3)2 30%] (kg/ha) | ||
Đáy ao nhiều mùn hay sét | Đáy ao cát pha bùn | Đáy ao cát | |
>6,5 | Không bón | Không bón | Không bón |
6,1-6,5 | 1.700 | 1.500 | 00 |
5,6-6,0 | 3.500 | 1.700 | 500 |
5,1-5,5 | 5.000 | 3.000 | 1.500 |
Sử dụng EDTA để đánh đáy ao nuôi nhằm hạ phèn sắt, cách này chỉ giải quyết tức thời, không hết triệt để, lâu ngày lại phải đánh lại.
Bổ sung thêm khoáng cho tôm
Sử dụng các sản phẩm vi sinh nhằm xử lý phèn trong ao nuôi tôm rất được nhiều người nuôi áp dụng vì đem lại hiệu quả cao. Trong vi sinh chứa các loại vi khuẩn phân hủy phèn. Ưu điểm của cách này đó là tiết kiệm, an toàn môi trường mà hiệu quả đem lại rất tốt. Sau vài ngày sử dụng, màu nước ao sẽ đẹp, tôm ăn tốt và khỏe hơn.
____________________________
Ao tôm nhiễm phèn là vấn đề nhức nhối mà người nuôi tôm ở Việt Nam thường xuyên gặp phải. Việc sử dụng EDTA có hiệu quả tức thời nhưng lại ảnh hưởng lâu dài đến chất lượng nước và sức khỏe người nuôi, hay là sử dụng vôi cũng chỉ mang tính chất tạm thời, ko đáp ứng được những yêu cầu nuôi tôm. Do đó, việc sử dụng phương pháp chế phẩm vi sinh để xử lý tình trạng nhiễm phèn trong ao nuôi đã được kiểm chứng và áp dụng khá rộng rãi đến với bà con nuôi tôm, đây là một phương pháp hiện đại so với phương pháp dùng vôi hay EDTA, phương pháp này đã được áp dụng và mang lại những hiệu quả rõ rệt giải quyết triệt để tình trạng phèn trong ao nuôi của bà con. Để được tư vấn thêm cách xử lý ao tôm nhiễm phèn bằng phương pháp sinh học xin hãy liên hệ ngay với Biogency qua hotline: 0909 538 514. Chúc bà con một mùa vụ bội thu!