Giải Quyết Khó Khăn Khi Vận Hành Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Tòa Nhà

Quá trình vận hành hệ thống xử lý nước thải tòa nhà yêu cầu nhiều kinh nghiệm và khả năng xử lý nhanh của kỹ sư vận hành. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp những khó khăn thường gặp nhất của kỹ sư vận hành và cách giải quyết chúng sao cho hiệu quả nhất. Hãy cùng xem và áp dụng vào hệ thống của bạn nhé!

Giải quyết khó khăn khi vận hành hệ thống xử lý nước thải tòa nhà

Những khó khăn do hệ thống xử lý nước thải tòa nhà đã được xây dựng trước đó

Trong quá trình vận hành hệ thống xử lý nước thải tòa nhà, đặc biệt là ở giai đoạn đầu của quá trình tiếp cận vào hệ thống, kỹ sư vận hành thường gặp các khó khăn liên quan đến vị trí xây dựng, thiết kế của hệ thống xử lý, cụ thể là hai khó khăn sau:

– Khó quan sát, tiếp cận hệ thống do vị trí xây dựng trong khu vực chật hẹp

Thông thường, hệ thống xử lý nước thải tòa nhà thường được xây dựng ở những khu vực eo hẹp, thậm chí là xây dựng dưới dạng hầm xử lý, vì đa số diện tích đều được tối ưu để xây dựng mặt bằng (tòa nhà), do đó mà việc tiếp cận để quan sát, đánh giá hiện trạng hệ thống hay theo dõi hiệu suất xử lý trong quá trình vận hành cũng sẽ gây nhiều khó khăn, đặc biệt là khi bơm hư, tắc đĩa khí, máy thổi khí hư, hư đường ống…Và càng khó khăn hơn khi yếu tố này khó có thể thay đổi được.

Tuy nhiên, nhiều kỹ sư vận hành hệ thống xử lý nước thải tòa nhà có kinh nghiệm đã cho biết rằng ta có thể khắc phục được phần nào khó khăn này bằng cách dựa vào mặt bằng hiện trạng của từng tòa nhà để cân nhắc phương án xử lý tối ưu nhất khi vận hành.

– Hệ thống xử lý nước thải tòa nhà không có bản vẽ thiết kế do xây dựng đã lâu

Khi bạn được mời về để vận hành một hệ thống xử lý nước thải tòa nhà đã có sẵn hoặc được xây dựng từ lâu, trường hợp mất bản vẽ là hoàn toàn có thể xảy ra. Lúc này, bạn cần sử dụng kinh nghiệm của mình để đánh giá và nếu được nên vẽ lại sơ đồ của hệ thống đó. Đồng thời, hãy xem lại NamePlate của mỗi thiết bị để ghi nhận các thông số kỹ thuật chính xác của chúng, điều này sẽ giúp bạn rất nhiều trong quá trình vận hành, và cũng dễ dàng hơn khi sửa chữa thay thế thiết bị nếu có hư hỏng xảy ra.

Những khó khăn trong quá trình vận hành hệ thống xử lý nước thải tòa nhà để xử lý các chỉ tiêu ô nhiễm

Bên cạnh những khó khăn khi vận hành hệ thống xử lý nước thải tòa nhà đã có sẵn, thì hai khó khăn dưới đây cũng gây đau đầu rất nhiều kỹ sư vận hành (dù là hệ thống mới hay cũ):

– Hệ thống chưa hoạt động hết công suất làm phát sinh mùi hôi khó chịu

Mùi hôi trong hệ thống xử lý nước thải tòa nhà là điều dễ gặp vì hệ thống được xây dựng trong khu vực nhỏ, ít thoáng khí, mùi không thể thoát ra dễ dàng. Tuy nhiên, mùi hôi bốc lên khó chịu và sặc mùi là một dấu hiệu đáng lo ngại. Nguyên nhân phần lớn là do hệ thống chưa hoạt động được hết công suất. Các chất hữu cơ trong nước thải chưa được phân hủy hoàn toàn gây nên mùi hôi khó chịu.

Trong trường hợp này, kỹ sư vận hành hệ thống xử lý nước thải tòa nhà cần tìm cách để tăng hiệu suất xử lý chất ô nhiễm cho hệ thống. Một trong những cách hiệu quả đã được nhiều kỹ sư áp dụng là dùng Men vi sinh, vì:

  • Men vi sinh sử dụng các chủng vi sinh vật có khả năng tăng hiệu suất xử lý của hệ thống đến 80% – 85%.
  • Giảm đáng kể mùi hôi và bùn thải sau một thời gian ngắn sử dụng.
  • Xử lý được các chỉ tiêu COD, BOD, TSS trong nước thải tòa nhà, đưa về trạng thái đạt chuẩn so với Quy định Nhà nước.
  • Tăng cường quá trình khử Nitrat, do chứa chủng vi sinh Khử Nitrat là Pseudomonas sp giúp giảm Nitơ tổng, Amonia, Nitrit, Nitrat.
  • Phục hồi tốt hệ thống xử lý nước thải tòa nhà sau khi gặp các sự cố xảy ra như: Vi sinh chết, hệ thống sốc tải, quá tải…

Những tính năng trên đều có trong Men vi sinh Microbe-Lift IND. Xem ngay: Men vi sinh xử lý BOD, COD, TSS Microbe-Lift IND >>>

– Chỉ tiêu Amoni – NH4+ thường bị vượt quy chuẩn xả thải

Đối với nước thải tòa nhà thường có nồng độ Amoni (NH4) cao do quá trình sinh hoạt của cư dân trong tòa nhà thải ra. Chỉ tiêu Amoni (NH4+) là một trong những chỉ tiêu khó xử lý nhất đối với nước thải tòa nhà, vì hầu hết các hệ thống xử lý nước thải tòa nhà hiện nay thiết kế chưa tối ưu để xử lý chỉ tiêu ô nhiễm này.

Để khắc phục được khó khăn này, chủ đầu tư hay chủ tòa nhà cần xây dựng lại hệ thống xử lý nước thải. Tuy nhiên, việc này gây khó khăn rất nhiều và tốn kém không ít chi phí.

Một giải pháp được đưa ra giúp cho quá trình vận hành hệ thống xử lý nước thải tòa nhà trở nên đơn giản và tiết kiệm chi phí hơn là: Đưa vào trong hệ thống những chủng vi sinh vật hoạt tính mạnh, có khả năng xử lý được Amoni. Và hiện nay, trên thị trường có 2 chủng vi sinh vật được đánh giá hiệu quả nhất cho quá trình xử lý Amoni là Nitrosomonas Nitrobacter.

Nitrosomonas và Nitrobacter hoạt động hiệu quả nhất chỉ khi chúng ở dạng lỏng (vì cơ chế sinh sản không hình thành bào tử của chúng nên các trạng thái duy trì khác như bột, rắn sẽ không hiệu quả). 2 chủng vi khuẩn này có khả năng xử lý Amoni trong nước thải tòa nhà thông qua 2 giai đoạn sau:

  • Vi khuẩn Nitrosomonas: giúp chuyển hóa Amonia về dạng Nitrite.
  • Vi khuẩn Nitrobacter: chuyển hóa từ Nitrite về dạng Nitrate.

Trên thị trường hiện nay, men vi sinh Microbe-Lift N1 là dòng sản phẩm dạng lỏng duy nhất có chứa hai chủng men vi sinh Nitrosomonas và Nitrobacter này. Bạn có thể tham khảo thêm: Men vi sinh xử lý Nitơ, Amonia Microbe-Lift N1 >>>

Quá trình vận hành hệ thống xử lý nước thải tòa nhà yêu cầu nhiều kinh nghiệm và khả năng xử lý nhanh của kỹ sư vận hành. Nếu gặp bất kỳ khó khăn nào trong quá trình vận hành hệ thống xử lý nước thải tòa nhà và cần trợ giúp, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi qua HOTLINE 0909 538 514 để được hỗ trợ kịp thời.

>>> Xem thêm: Cần Quan Tâm Điều Gì Khi Xử Lý BOD, COD, TSS?