Trong 3 phương pháp xử lý nước thải được áp dụng hiện nay, bao gồm cơ học, hóa học và sinh học, phương pháp xử lý nước thải sinh học luôn được các nhà vận hành ưu tiên lựa chọn để xử lý chất ô nhiễm. Vì sao lại như vậy? Hãy cùng Biogency tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
3 phương pháp xử lý nước thải phổ biến
– Phương pháp xử lý cơ học
Phương pháp xử lý nước thải cơ học sử dụng các thiết bị hoặc bể chứa nhằm lọc, tách các chất thải có kích thước lớn ra khỏi nước thải trước khi đưa vào hệ thống xử lý chất ô nhiễm phía sau.
Sử dụng phương pháp xử lý nước thải bằng cơ học có thể loại bỏ được đến 60% các tạp chất không tan và 20% BOD.
Một số phương pháp xử lý cơ học thường gặp là:
- Song chắn rác: Loại bỏ các chất thải không tan có kích thước lớn như giấy, rau cỏ, rác, nilon…
- Bể lắng cát: Tách các chất vô cơ có trọng lượng riêng lớn ra khỏi nước thải.
- Bể tuyển nổi: Dùng để khử các chất lơ lửng và làm đặc bùn sinh học.
- Bể điều hòa: Duy trì dòng thải và nồng độ chất ô nhiễm ổn định khi vào hệ thống xử lý, tránh xảy ra hiện tượng sốc tải làm ảnh hưởng đến hiệu suất vận hành.
– Phương pháp xử lý hóa lý
Phương pháp xử lý nước thải bằng hóa lý sử dụng cơ chế là đưa các chất phản ứng vào trong nước thải để phản ứng với các tạp chất bẩn, tạo ra các biến đổi hóa học để từ đó hình thành cặn lắng trong nước thải. Phương pháp xử lý hóa lý cũng thường được áp dụng để trung hòa lại pH trong nước thải, đưa về ngưỡng 6.5 – 8.5 để phù hợp cho hệ xử lý sinh học phía sau.
Một số phương pháp xử lý hóa lý thường gặp là:
- Keo tụ tạo bông: Dùng để loại bỏ các hạt rắn khó lắng ra khỏi nước thải hoặc cải thiện hiệu suất của bể lắng
- Oxy hóa khử: Sử dụng các chất có tính oxy hóa mạnh để phản ứng với các chất ô nhiễm trong nước thải, tạo ra các kết tủa vô hại.
- Fenton: Dùng để khử độ màu trong nước thải.
- Dùng hạt nhựa trao đổi ion: Sử dụng các hạt nhựa trao đổi ion để tiếp xúc với các chất ô nhiễm và vô hiệu hóa chúng.
- Than hoạt tính: Dùng để khử màu hóa chất, khử mùi, khử chất độc và các hợp chất hữu cơ khó phân hủy.
– Phương pháp xử lý sinh học
Phương pháp xử lý nước thải sinh học dựa trên cơ chế sử dụng hoạt động sống của vi sinh vật có trong nước thải. Quá trình sống của chúng sẽ liên tục chuyển hóa các chất hữu cơ (là chất ô nhiễm cần xử lý) và tổng hợp thành các tế bào mới. Và thông qua quá trình này, các chất ô nhiễm trong nước thải sẽ được chuyển hóa thành các chất thải vô hại.
Ba phương pháp xử lý nước thải sinh học được áp dụng phổ biến là:
- Xử lý kỵ khí: Sử dụng các chủng vi sinh kỵ khí (hoạt động trong môi trường không có oxy) để phân hủy chất hữu cơ. Quá trình này được chia thành 6 giai đoạn:
+ Thủy phân Polymer.
+ Lên men các Amino Axit và đường.
+ Phân hủy kỵ khí các axit béo mạch dài và rượu.
+ Phân hủy kỵ khí các axit béo dễ bay hơi.
+ Hình thành khí Metan từ Axit Axetic.
+ Hình thành khí Metan từ CO2 và Hydrogen.
- Xử lý thiếu khí: Chủ yếu dùng để xử lý các chỉ tiêu liên quan đến Nitơ. Các chủng vi sinh thiếu khí sẽ chuyển hóa các chất ô nhiễm để tạo thành sinh khối mới và khí Nitơ. Tuy nhiên, để phương pháp xử lý nước thải thiếu khí mang lại hiệu quả, cần kết hợp với xử lý kỵ khí hoặc hiếu khí.
- Xử lý hiếu khí: Trái ngược với phương pháp xử lý kỵ khí, xử lý nước thải bằng phương pháp hiếu khí sử dụng các chủng vi sinh vật hiếu khí (hoạt động trong môi trường giàu oxy) để phân hủy chất hữu cơ. Quá trình xử lý hiếu khí thường trải qua 3 giai đoạn:
+ Oxy hóa chất hữu cơ.
+ Tổng hợp tế bào mới.
+ Phân hủy nội bào.
Vì sao xử lý nước thải sinh học là ưu tiên hàng đầu?
Tuy rằng việc áp dụng phương pháp xử lý nước thải nào còn tùy thuộc vào hiện trạng ô nhiễm của từng loại nước thải, thế nhưng phương pháp xử lý nước thải sinh học luôn được các nhà vận hành ưu tiên hàng đầu trong giai đoạn xử lý các chất ô nhiễm vì những lợi ích thiết thực mà nó mang lại, cụ thể được thể hiện qua bảng dưới đây:
Phương pháp xử lý cơ học | Phương pháp xử lý hóa học | Phương pháp xử lý sinh học |
– Không xử lý được triệt để các chỉ tiêu ô nhiễm, nước thải đầu ra không đạt chuẩn theo quy định pháp luật. | – Chi phí hóa chất cao. – Đòi hỏi phải sử dụng hóa chất liên tục để xử lý chất ô nhiễm. – Dễ gây nên hiện tượng ăn mòn thiết bị, làm giảm tuổi thọ sử dụng của thiết bị. – Gây nguy hiểm cho người sử dụng khi tiếp xúc với hóa chất. – Nước thải đầu ra chứa các chất gây hại cho môi trường và hệ sinh thái. |
– An toàn cho người vận hành, thiết bị trong hệ thống, làm tăng tuổi thọ sử dụng thiết bị. – Không yêu cầu vận hành phức tạp. – Giảm chi phí đầu tư máy móc. – Nước thải đầu ra đạt chuẩn theo quy định và không chứa các chất gây hại cho môi trường. – Liều lượng sử dụng duy trì thấp, do vi sinh có khả năng tự sinh sản. |
Trong một số trường hợp, cần kết hợp cả 3 phương pháp xử lý nước thải trên để đạt được hiệu quả xử lý cao nhất cho hệ thống, tuy nhiên xử lý nước thải sinh học vẫn đóng vai trò quyết định trong việc xử lý nồng độ chất ô nhiễm làm sao cho đạt chuẩn.
Phương pháp xử lý nước thải sinh học đặc biệt có hiệu quả khi xử lý các chất ô nhiễm như: BOD, COD, TSS, Nitơ, Amonia, Photpho, Bùn… Liên hệ ngay Biogency qua HOTLINE 0909 538 514 để được tư vấn về các sản phẩm men vi sinh xử lý nước thải hiệu quả nhất!
>> Xem thêm: Xây Dựng HTXLNT Đạt Chuẩn Là Điều Kiện Cần Có Để Xử Lý Nước Thải