Xử lý Nitơ nhưng nước thải đầu ra không đạt tiêu chuẩn xả thải là vấn đề thường xuyên xảy ra tại các hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, gây khó khăn không nhỏ cho nhà vận hành đến chủ đầu tư và nhà thầu. Vậy lý do là gì và cách xử lý Nitơ như thế nào để đạt hiệu quả triệt để
Nguồn Nitơ trong nước thải sinh hoạt đến từ đâu?
Muốn xử lý Nitơ hiệu quả cần hiểu rõ nguồn phát sinh. Nguồn phát sinh nước thải sinh hoạt gồm: nước vệ sinh tắm, giặt, nước rửa rau, thịt, cá, nước từ bể phốt, từ khách sạn, nhà hàng, các dịch vụ công cộng như thương mại, bến tàu xe, bệnh viện, trường học, khu du lịch, vui chơi, giải trí… Chúng thường được thu gom vào các kênh dẫn thải.
Nitơ tồn tại trong thức ăn của người, động vật nói chung chỉ được cơ thể hấp thụ 1 phần, phần còn lại được thải ra dưới dạng chất rắn (phân) và các chất bài tiết như mồ hôi, nước tiểu (hàm lượng Nitơ trong nước tiểu lớn hơn 8 lần trong phân) Mỗi ngày mỗi người tiêu thụ khoảng 5- 16g Nitơ dưới dạng Protein và thải ra khoảng 30% trong số đó. Hợp chất Nitơ trong nước thải sinh hoạt là các hợp chất Amoniac, Protein, Peptit, Axit amin, Amin cũng như các thành phần khác trong chất rắn và lỏng. Các hợp chất chứa Nitơ, đặc biệt là Protein, và Urine trong nước tiểu bị thủy phân rất nhanh tạo thành Amoni/Amoniac. Thành phần Amoniac chiếm 60 – 80% hàm lượng nitơ tổng trong nước thải sinh hoạt
Xử lý Nitơ trong nước thải sinh hoạt khó, vì sao?
Nitơ trong nước thải sinh hoạt là một trong những vấn đề gây đau đầu cho các kỹ sư thiết kế, kỹ sư vận hành hệ thống xử lý nước thải. Nguyên nhân là vì để xử lý Nitơ trong nước thải cần trải qua 2 quá trình là Nitrate hóa và khử Nitrate. Quá trình xử lý Nitơ cần một số điều kiện cần thiết như:
- Chỉ số DO (Hàm lượng Oxy hòa tan)
- Độ kiềm
- Nồng độ pH
- Hàm lượng MLVSS (nồng độ chất rắn dễ bay hơi, thông số đại diện cho phần hữu cơ của chỉ số MLSS)
- Lượng RAS từ bể hiếu khí về bể Anoxic
Điều đáng nói là nếu một trong số các điều kiện trên không đảm bảo sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình xử lý Nitơ, nước thải đầu ra không đảm bảo tiêu chuẩn. Mặt khác để xử lý Nitơ thì cần có hệ thống xử lý đạt chuẩn. Một số tòa nhà hệ thống xử lý không đúng chuẩn dẫn đến quá trình Nitrat không được thực hiện hiệu quả là nguyên nhân xử lý Nitơ không triệt để.
Quy chuẩn nước thải sinh hoạt QCVN 14:2008/BTNMT
TT | Thông số | Giá trị đầu vào | Đơn vị | QCVN 14:2008/BTNMT | |
A | B | ||||
1. | pH | 6,5 – 7,5 | – | 5 – 9 | 5-9 |
2. | BOD5 (20 0C) | 188 – 225 | mg/L | 30 | 50 |
3. | Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) | 292 – 604 | mg/L | 50 | 100 |
4. | Tổng chất rắn hòa tan | 800 – 1200 | mg/L | 500 | 1000 |
5. | Sunfua (tính theo H2S) | 4 – 8 | mg/L | 1.0 | 4.0 |
6. | Amoni (tính theo N) | 10 – 50 | mg/L | 5 | 10 |
7. | Nitrat (NO3-)(tính theo N) | 25 – 50 | mg/L | 30 | 50 |
8. | Dầu mỡ động, thực vật | 42- 125 | mg/L | 10 | 20 |
9. | Tổng các chất hoạt động bề mặt | 30 – 80 | mg/L | 5 | 10 |
10. | Phosphat (PO43-)
(tính theo P) |
33 – 16,7 | mg/L | 6 | 10 |
11. | Tổng Coliforms | 109 | MPN/
100 ml |
3.000 | 5.000 |
Làm thế nào để tăng hiệu quả xử lý Nitơ trong nước thải sinh hoạt đạt chuẩn?
Xử lý Nitơ nhưng nước thải đầu ra không đạt tiêu chuẩn xả thải là vấn đề thường xuyên xảy ra tại các hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, gây khó khăn không nhỏ cho nhà vận hành đến chủ đầu tư và nhà thầu.
Hiện phương pháp xử lý Nitơ chủ yếu là phương pháp sinh học. Tuy nhiên phương pháp này hiệu quả hay không phần nhiều sẽ phụ thuộc vào hiệu suất hoạt động của vi sinh vật. Vậy nên đối với các hệ thống vận hành không đạt hiệu quả, để tăng hiệu quả xử lý Nitơ thì cần bổ sung men vi sinh có khả năng xử lý cao.
Trên thị trường có nhiều dòng men vi sinh, tuy nhiên Microbe-Lift là thương hiệu được đánh giá cao về chất lượng. Trong đó để xử lý Nitơ bộ đôi Microbe-Lift IND và Microbe-Lift N1 đang rất được các kỹ sư vận hành hệ thống tin dùng.
Theo đó, Microbe-Lift N1 là sản phẩm chuyên xử lý Nitơ với 2 chủng vi khuẩn Nitrosomonas spp và Nitrobacter spp. Hai chủng vi khuẩn này thiết yếu cần cho quá trình Nitrat hóa. Còn Microbe-Lift IND chứa đa dạng các chủng vi sinh vật như: Pseudomonas sp, Bacillus Licheniformis, Thiobacillus Denitrificans… có khả năng chuyển hóa Nitrate về dạng Nitơ tự do, đồng thời giúp xử lý các chỉ tiêu BOD, COD, TSS. Sự kết hợp của 2 sản phẩm Microbe-Lift IND và Microbe-Lift N1 là giải pháp tối ưu để xử lý nước thải có hàm lượng Nitơ, Ammonia cao.
Một trong những hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt sử dụng bộ đôi Microbe-Lift IND và Microbe-Lift N1. Sau 4 tuần sử dụng, nước thải đầu ra cho kết quả test nhanh và kết quả test ở phòng phân tích hai chỉ tiêu Ammonia và Nitrate thấp hơn QCVN 14:2008/BTNMT dành cho nước thải sinh hoạt.
Ưu điểm của MicrobeLift là hiệu suất xử lý cao, thích nghi tốt nhiều môi trường, dễ vận hành, sử dụng, bảo quản. Đồng thời tiết kiệm được chi phí đầu tư, giảm thiểu chi phí nhân công nên ngày càng được nhiều hệ thống tin dùng.
Hiện Microbe-Lift đang được phân phối độc quyền tại Biogency. Để được hỗ trợ tư vấn thêm về cách xử lý Nitơ bằng vi sinh, liên hệ ngay cho chúng tôi theo Hotline 0909 538 514