Ai cũng biết rằng môi trường ao nuôi là yếu tố vô cùng quan trọng trong mùa vụ, một mùa nuôi tôm thành công. Ngoài việc ứng dụng các dòng men vi sinh trong xử lý nước ao nuôi nhằm giải quyết vấn đề ô nhiễm thì việc cung cấp đủ oxy hòa tan trong nước là điều rất quan trọng. Nếu lượng oxy trong nước không đủ tôm sẽ dễ bị bệnh, trường hợp nặng sẽ chết rải rác hoặc chết hàng loạt, gây thiệt hại không hề nhỏ. Vậy tôm thiếu oxy sẽ xảy ra những bệnh gì, cách phòng tránh như thế nào?Nguyên nhân và triệu chứng khiến ao tôm thiếu oxy là gì? Oxy trong ao nuôi có tầm quan trọng như thế nào?
1/ Nguyên nhân chủ yếu khiến ao nuôi thiếu oxy
Rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng ao nuôi bị thiếu Oxy, thông thường là do:
+ Áp suất của khí quyển giảm đột ngột
+ Sự gia tăng nhiệt độ và độ mặn trong ao nuôi
+ Ao nuôi ít có gió lưu thông
+ Hiện tượng tảo nở hoa
+ Mật độ tôm nuôi quá cao
=> Nếu các yếu tố trên xảy ra riêng lẻ hoặc cùng một lúc sẽ gây nên tình trạng ao nuôi thiếu hụt oxy trầm trọng làm ảnh hưởng đến tôm nuôi
2/ Triệu chứng phát hiện tôm nuôi bị thiếu oxy trong ao nuôi
- Triệu chứng dễ nhận biết nhất là sẽ thấy đầu tôm nổi trực tiếp lên mặt nước và bơi hẳn về dạt bờ ao.
- Khi lượng oxy dưới đáy ao quá thấp, tôm sẽ không bơi xuống đáy kiếm thức ăn dẫn đến tình trạng bỏ ăn lâu dài
- Tình trạng thiếu oxy kéo dài sẽ dẫn đến trạng tôm bị chết hàng loạt không kiểm soát. (Nếu bạn chú ý vào buổi sáng sớm, phần mang tôm sẽ chuyển từ màu trắng ngà sang màu hồng)
- Nếu đo đạc thấy hàm lượng DO < 3 mg/L thì chứng tỏ ao nuôi đang gặp vấn đề về tình trạng thiếu oxy trong ao nuôi.
- Tôm chết ngạt và nổi đầu khi ao nuôi có chỉ số DO dao động từ 1 – 2,8 mg/L, hiện tượng này thường xảy ra ở những ao nước tĩnh hay những ao chứa quá nhiều bùn bã hữu cơ (thường gặp ở khu vực miền Trung và Nam bộ).
3/ Sự cần thiết của oxy đối với vi sinh vật trong ao nuôi
Trong điều kiện có đủ oxy, quá trình vô cơ hóa các hợp chất hữu cơ mới có thể xảy ra hoàn toàn. Ngược lại khi ao nuôi ở trong điều kiện yếm khí hay kỵ khí sẽ tạo ra sự phân hủy không hoàn toàn, từ đó rất dễ dàng tạo ra các sản phẩm phù như rượu, acid hữu cơ, H2S, CH4,… Các vi khuẩn kỵ khí không bắt buộc như Bacillus, Pseudomonas,… sẽ phải sử dụng khá nhiều oxy để có thể phân hủy chất hữu cơ trong ao nuôi.
Oxy còn rất quan trọng để hỗ trợ quá trình nitrite hóa và nitrate hóa, để có thể chuyển đổi NH3, NO3 thành các hợp chất ít độc hại hơn. Ở điều kiện kỵ khí, quá trình này cũng cần oxy để có thể oxy hóa chất hữu cơ (bằng Hidro) để tạo ra NH3 và NO2 ít gây hại đến tôm nuôi.
Bên cạnh đó, Oxy cũng cần thiết cho quá trình sulphat hóa: để chuyển hóa H2S thành hợp chất không độc. Ngược lại, nó sẽ bị khử thành H2S trở lại bởi vi sinh vật trong môi trường yếm khí.
4/ Sử dụng sục khí đáy ao là phương pháp nâng cao hàm lượng oxy trong tôm
Hệ thống sục khí tạo dòng: có hai tác dụng chính là tạo dòng chảy và tăng lượng oxy hòa tan trong nước. Tuy nhiên, người nuôi thường tách riêng hai loại quạt sục khí: đặt quạt sâu để đẩy dòng nước và quạt cao để tăng số vòng quay tạo oxy hòa tan. Từ đó hàm lượng oxy hòa tan phân bổ và phân lớp không đều, tập trung chủ yếu ở tầng mặt.
Ao nuôi tôm thường có độ sâu trên 2m nên tầng đáy thường thiếu oxy hòa tan ảnh hưởng đến quá trình phân hủy chất hữu cơ dưới đáy ao và sinh ra tích tụ một lượng lớn khí độc. Dưới đây là một số lợi ích sử dụng hệ thống sục khí đáy trong ao nuôi:
– Khi lắp đặt hệ thống sục khí đáy ao cùng với quạt nước bề mặt để tạo dòng chảy sẽ giúp phân phối khí oxy trong ao
– Khí được đẩy lên từ phía dưới, tạo thành sự đối lưu, để oxy giữa các lớp nước được trộn đều, đặc biệt đảm bảo hàm lượng oxy ở dưới đáy duy trì ở mức tối ưu .
– Hệ thống sục khí còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc khuếch tán khí độc từ đáy ao vào môi trường không khí, tránh gây hại cho tôm.
– Cung cấp oxy đầy đủ và liên tục cho sinh vật dưới đáy, giúp vi sinh vật hoạt động tối ưu trong môi trường phân hủy hữu cơ tạo ra các hợp chất có lợi, giảm chất thải và bùn đáy ao.
– Trong quá trình cho ăn, cần bật hệ thống sục khí để đảm bảo tôm vẫn có đủ oxy để hấp thụ và tiêu hóa thức ăn, từ đó kích thích tôm ăn nhiều và mau lớn.
5/ Ngoài sục khí nên ứng dụng biện pháp nào để xử lý tình trạng ao nuôi bị thiếu oxy
Cấp cứu ao nuôi: Khi thấy tôm nổi đầu, cần bật quạt gấp và dùng oxy ngay. Tiến hành thay nước 30-50cm cùng một lúc. Nếu pH và DO của ao thấp làm tăng lượng khí độc H2S và nguy hiểm cho tôm thì cần chạy sục khí và dùng 20kg/1000m3 vôi CaCO3 rải khắp ao để tăng pH và giảm Độc tính của H2S. Sau đó, cung cấp oxy tức thì cho ao nuôi tôm. Không sử dụng men vi sinh để xử lý đáy trong trường hợp này vì nó sẽ không có tác dụng gì. Không bao giờ sử dụng các hóa chất như clo, BKC, iốt,… trong ao nuôi của bạn.
Bên cạnh đó nên giảm thức ăn cho tôm 50-70% hoặc ngừng cho ăn, thay nước, chạy quạt nhiều hơn, sử dụng men vi sinh để phân hủy mùn hữu cơ, bùn đáy ao nuôi.
Biện pháp phòng ngừa: Cần đảm bảo hàm lượng DO> 4mg/L giúp tôm lớn nhanh và khỏe mạnh, làm tốt công tác cải tạo ao, quản lý thức ăn hợp lý, kiểm soát tảo ở mật độ thích hợp, xác định việc sử dụng thường xuyên chế phẩm sinh học để phân hủy các chất hữu cơ dư thừa, đồng thời thường xuyên sử dụng máy sục khí, quạt gió, quạt nước,… để cung cấp oxy cho ao nuôi.
___________________________
Trên đây là một số kiến thức chia sẻ về oxy trong ao tôm và tình trạng ao tôm thiếu oxy có ảnh hưởng như thế nào đến ao nuôi. Hy vọng sẽ giúp ích được cho bà con trong vụ nuôi. Ngoài ra, nếu bạn cần tư vấn về việc sử dụng men vi sinh trong quá trình nuôi tôm, vui lòng liên hệ hotline: 0908.901.955 để được hỗ trợ nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc các bạn một vụ mùa bội thu!