Công nghệ xử lý nước thải ứng dụng màng sinh học

Công nghệ xử lý nước thải ứng dụng màng sinh học mang lại những lợi ích đáng kể về thời gian, hiệu quả và kể cả chi phí. Vậy cụ thể màng sinh học là gì? Vì sao nên ứng dụng màng sinh học vào hệ thống xử lý nước thải? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Màng sinh học là gì?

Màng sinh học được cấu tạo chủ yếu từ các cụm vi sinh vật có trong tự nhiên bám vào lớp bề mặt vật liệu, chẳng hạn như vi khuẩn, nấm. Những cụm vi sinh vật phát triển theo từng lớp và chúng thường sinh sôi mạnh tại các khu vực bề mặt ẩm ướt.

Đối với công tác xử lý nước thải, màng sinh học có vai trò đặc biệt quan trọng trong tăng hiệu suất của quá trình xử lý. Đây là nơi mà các vi sinh vật có thể gắn kết với nhau, nhờ đó có thể làm tăng sinh khối một cách hiệu quả. Khi ứng dụng màng sinh học vào trong quy trình xử lý nước thải, hệ thống vi sinh vật ở đây sẽ có nhiệm vụ phân hủy sinh học những chất thải. 

Một số công nghệ xử lý nước thải ứng dụng màng sinh học

Công nghệ màng sinh học hiện nay được ứng dụng khá phổ biến trong xử lý nước thải và mang lại những hiệu quả nhất định. Sau đâu là một vài công nghệ màng sinh học thường được ứng dụng trong xử lý nước thải:

Công nghệ xử lý nước thải ứng dụng màng sinh học MBBR

Công nghệ xử lý nước thải ứng dụng màng sinh học MBBR sử dụng nhựa nổi tự do nhằm tạo không gian để các vi sinh vật có thể bám vào và phát triển. Đây là một loại màng sinh học thuộc dạng giường di chuyển. Đồng thời, loại màng này có khả năng loại bỏ những chất hữu cơ và xử lý nồng độ BOD trong nước thải một cách hiệu quả.

Khi áp dụng công nghệ xử lý nước thải ứng dụng màng sinh học MBBR cần đảm bảo rằng màng được giữ xuyên suốt ở trạng thái lơ lửng. Vì vậy, loại màng sinh học này cần được bố trí ở khu vực gần nước và liên tục sục khí để thực hiện công tác xử lý nước thải đạt hiệu quả.

Công nghệ xử lý nước thải ứng dụng màng sinh học MBBR

Công nghệ xử lý nước thải ứng dụng màng sinh học MBR

Công nghệ xử lý nước thải ứng dụng màng sinh học MBR được kết hợp từ màng tách và bùn hoạt tính. Khi nước thải đi qua màng MBR, nó sẽ được làm sạch nhờ vào hệ thống vi lọc có kích thước siêu nhỏ (chỉ dưới 0.2µm). Lúc đó, bùn, chất rắn và vi sinh sẽ bị giữ lại ở bề mặt, chỉ có nước sạch mới đi qua được màng.

Bởi vì hàm lượng sinh khối của màng sinh học MBR cao, nên đòi hỏi cần phải được cấp khí liên tục, do đó năng lượng tiêu thụ để xử lý nước thải cũng khá nhiều. Mặt khác, loại màng sinh học này có khả năng lọc cao nên dễ bị bẩn, vì thế cần làm sạch thường xuyên.

Công nghệ xử lý nước thải ứng dụng màng sinh học MBR

Trên thực tế, màng sinh học công nghệ MBR khá quen thuộc và được ứng dụng phổ biến trong nhiều hệ thống xử lý nước thải. Màng sinh học MBR có thể được ứng dụng thay thế bể lắng, nhờ đó giúp tiết kiệm diện tích mà vẫn có thể đảm bảo được chất lượng của nước thải đầu ra.

Công nghệ xử lý nước thải ứng dụng màng sinh học FBR

Màng sinh học FBR đòi hỏi phải được gắn cố định vào một khối vật liệu. Đây là một loại màng sinh học giường cố định.

Màng sinh học này cần phải được cung cấp đủ oxy cần thiết để hệ vi sinh vật được phát triển và thực hiện xử lý nước thải. Xét về bản chất, công nghệ xử lý nước thải ứng dụng màng sinh học FBR vận hành xử lý tương đối giống với màng sinh học MBBR, điểm khác biệt giữa 2 loại màng này chính là tính dịch chuyển và cố định của vật liệu màng.

Công nghệ xử lý nước thải ứng dụng màng sinh học FBR

So với màng MBR và MBBR, màng sinh học FBR có khả năng xử lý không quá linh hoạt, đồng thời khả năng thích nghi cũng không quá vượt trội. Thế nhưng, ưu điểm của loại màn này chính là mức năng lượng tiêu thụ tương đối thấp giúp tiết kiệm chi phí đáng kể.

Tại sao nên ứng dụng màng sinh học trong hệ thống xử lý nước thải?

Ứng dụng màng sinh học trong hệ thống xử lý nước thải đã mang lại hiệu quả đáng kể trong công tác xử lý, được ghi nhận với khả năng hỗ trợ và đảm bảo nước thải đầu ra đáp ứng được đầy đủ những tiêu chuẩn cần thiết.

Một số lý do cho thấy rằng nên sử dụng công nghệ xử lý nước thải ứng dụng màng sinh học:

  • Màng sinh học có khả năng hỗ trợ, thúc đẩy quá trình phân hủy những chất ô nhiễm nhanh chóng và hiệu quả hơn. Cùng với đó, các bộ lọc sinh học luôn trong trạng thái sẵn sàng để xử lý hầu hết những loại chất thải.
  • Công nghệ xử lý nước thải ứng dụng màng sinh học mang lại độ an toàn, thân thiện với môi trường, ít xuất hiện những hóa chất có tính phức tạp.
  • Khi ứng dụng màng sinh học, hệ thống xử lý nước thải trở nên linh hoạt và hiệu quả rõ rệt. Khi kết hợp cùng nhau, với nồng độ sinh khối lớn, hệ thống xử lý sẽ có khả năng phân hủy các chất thải, chất độc hại một cách mạnh mẽ và triệt để.
  • Giúp tiết kiệm diện tích, không gian cho nhà máy xử lý nước thải, đồng thời tiết kiệm thời gian nhờ rút gọn được một số quy trình như lắng, lưu nước

Làm thế nào để ứng dụng màng sinh học vào hệ thống xử lý nước thải đạt hiệu quả?

Việc ứng dụng màng sinh học vào các hệ thống xử lý nước thải giúp mang đến một nguồn sinh khối dào dào nhằm thực hiện phân huỷ những chất ô nhiễm có trong nước thải. Đồng thời, điều này còn góp phần hỗ trợ cho việc lọc bùn vi sinh và tích lũy để duy trì được lượng vi sinh vật ổn định trong quá trình xử lý nước thải.

Bằng cách ứng dụng màng vi sinh, các vi sinh vật trong hệ thống xử lý nước thải sẽ có khả năng phân hủy những chất dinh dưỡng như Photpho, Nitơ hay các hợp chất Cacbon hiệu quả hơn. Ngoài ra, nhờ vào màng sinh học, nước thải sau khi được xử lý và lọc sạch sẽ đáp ứng được các tiêu chuẩn xả thải trước khi thải ra môi trường.

Mặc dù ứng dụng màng sinh học mang lại nhiều ưu điểm vượt trội, tuy nhiên một điểm cần chú ý đó chính là màng sinh học rất dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài như nhiệt độ, độ pH, chất dinh dưỡng,… Do đó, người quản lý, vận hành hệ thống xử lý nước thải cần phải kiểm soát chặt chẽ, có đầy đủ kiến thức cũng như kỹ năng để đảm bảo được hiệu quả xử lý.

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu thêm về các công nghệ xử lý nước thải ứng dụng màng sinh học. Mọi thắc mắc, vấn đề trong xử lý nước thải, hãy liên hệ ngay đến BIOGENCY qua HOTLINE 0909 538 514 để được hỗ trợ sớm nhất!