Sử dụng bể UASB để xử lý chất ô nhiễm có nhiều ưu điểm như: Cần ít năng lượng vận hành; bùn sinh ra ít, tiết kiệm được chi phí thải bỏ; khả năng thu hồi khí Biogas để tái sử dụng cao… Hiệu suất hoạt động của bể UASB phụ thuộc vào những yếu tố nào? Có khó để kiểm soát những yếu tố này hay không?
5 yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động của bể UASB
– Tỷ lệ chất dinh dưỡng C:N:P:S
Là một dạng bể kỵ khí, bể UASB (Upflow Anaerobic Sludge Blanket) được sử dụng để xử lý nước thải có chứa hàm lượng chất ô nhiễm COD từ cao, đến rất cao, giúp giảm tải hiệu quả cho hệ hiếu khí phía sau. Tuy nhiên, để hiệu suất hoạt động của bể UASB đạt yêu cầu đề ra, hàm lượng các chất dinh dưỡng Cacbon (C), Nitơ (N), Photpho (P) và một số nguyên tố vi lượng (S) đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Theo khuyến cáo, tỷ lệ C:N:P:S = 250:5:1:1 là tỷ lệ dinh dưỡng chuẩn cho quá trình phân hủy kỵ khí mà kỹ sư vận hành cần quan tâm.
– Độ pH của nước thải
pH không chỉ ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động của bể UASB mà hầu như bể sinh học nào cũng cần kiểm soát độ pH để quá trình xử lý diễn ra tối ưu. Độ pH cần kiểm soát là khác nhau ở mỗi dạng bể. Trong đó, đối với bể kỵ khí UASB, độ pH cần kiểm soát nằm trong khoảng từ 6.5 – 8.5. Nếu pH < 6, quá trình sinh khí Metan (CH4) tại bể UASB sẽ bị giảm rõ rệt, hàm lượng và chất lượng khí Biogas cũng từ đó mà giảm theo.
– Nhiệt độ bên trong bể nước thải
Mỗi chủng vi sinh vật thường có một khoảng nhiệt độ thích nghi khác nhau, được gọi là nhiệt độ hoạt động của vi sinh vật. Các chủng vi sinh kỵ khí cũng vậy. Đối với chủng vi sinh kỵ khí lên men Metan, nhiệt độ ấm tối ưu để chúng phát triển nằm trong khoảng từ 20 – 45°C hoặc nhiệt độ nóng từ 45 – 65°C. Trong khi đó, một số chủng vi sinh kỵ khí khác lại có khả năng hoạt động ở vùng nhiệt độ lạnh từ 10 – 15°C.
Nhìn chung trong bể UASB, để các chủng vi sinh vật kỵ khí hoạt động tốt, giúp nâng cao hiệu suất hoạt động của bể UASB, nhiệt độ tối ưu cần duy trì là 35°C. Đây là vùng an toàn cho vi sinh vật và cũng đảm bảo được các yếu tố khác được duy trì ở mức tối ưu.
– Các độc tố có trong nước thải đầu vào
Vi sinh vật kỵ khí chịu ảnh hưởng nhiều bởi các yếu tố gây độc trong nguồn nước thải đầu vào như:
- Dẫn xuất của Metan: CCl4, CHCl3, CH2Cl2.
- Kim loại nặng: Cu, Ni, Zn.
- HCHO, SO2, H2S…
Ví dụ, NH4+ gây ức chế cho quá trình kỵ khí; S2- gây ức chế cho quá trình Metan hóa.
Cần kiểm soát độc tố đầu vào để tránh gây ảnh hưởng đến hệ vi sinh. Nếu hàm lượng các chất có độc tố cao, cần được xử lý bằng hóa – lý trước khi đưa vào hệ sinh học để xử lý.
– Các chủng vi sinh vật ký khí có khả năng xử lý chất ô nhiễm trong bể UASB
Mỗi giai đoạn trong quá trình phân hủy kỵ khí tại bể UASB (Thủy phân, lên men axit và lên men kiềm) đều cần sự góp mặt của các chủng vi sinh vật khác nhau. Ví dụ:
- Giai đoạn thủy phân: E.coli và B.subtilis.
- Giai đoạn lên men axit: Clostridium spp; Lactobacillus spp; Desulfovibrio spp; Corynebacterium spp; Actinomyces; Staphylococcus; Escherichia coli…
- Giai đoạn lên men kiềm: Methanobacterium, Methannosacrina, Methanococcus, Methanobrevibacter, Methanothrix.
Do đó, việc bổ sung thêm các chủng vi sinh vật kỵ khí là điều cần thiết để xử lý chất ô nhiễm đạt hiệu quả. Tham khảo thêm: Men vi sinh kỵ khí Microbe-Lift Biogas >>>
Kiểm soát được 5 yếu tố trên, hiệu suất hoạt động của bể UASB sẽ được đảm bảo duy trì ở mức tốt. Để được tư vấn thêm về các dòng men vi sinh kỵ khí hoặc các giải pháp sinh học giúp tăng hiệu suất hoạt động của bể kỵ khí UASB hiệu quả, hãy liên hệ ngay cho Biogency theo HOTLINE 0909 538 514, chúng tôi sẽ hỗ trợ nhanh nhất!
>>> Xem thêm: 3 Loại Vi Sinh Vật Trong Xử Lý Nước Thải Phổ Biến