Hội chứng hoại tử gan tụy cấp là một căn bệnh gây ra chết hàng loạt ở các ao nuôi tôm, dẫn đến các thiệt hại kinh tế đáng kể cho người nuôi. Hội chứng hoại tử gan tụy cấp (Acute Hepatopancreatic Necrosis Disease – AHPND) hay còn được gọi là hội chứng chết sớm (Early Mortality Syndrome – EMS) lần đầu tiên xuất hiện ở các trang trại nuôi tôm Trung Quốc năm 2009, sau đó là Việt Nam năm 2010, Thái Lan và Malaysia năm 2011 và Mexico năm 2013. Ước tính thiệt hại về kinh tế do căn bệnh này gây ra hàng năm lên tới hơn 7 tỉ USD.
Dấu hiệu nhận biết bệnh
Trong vòng 30-35 ngày, tỉ lệ tôm chết do hội chứng hoại tử gan tụy cấp thường rất cao, dao động từ 40-100 %, nhưng vẫn có những trường hợp sớm nhất là 10 ngày sau khi thả tôm giống vào đã có dấu hiệu tôm chết, nguyên nhân là do tôm giống đã nhiễm bệnh trước đó.
Gan tụy bị teo, màu chuyển từ nhạt sang trắng, sưng, nhũn, có các đốm đen hoặc các vệt có thể nhìn thấy.
Vỏ tôm mềm ở giai đoạn mãn tính của bệnh, dạ dày, ruột ít thức ăn. Gan tụy không dễ bóp nghẹt.
Tôm bị bệnh sẽ bơi lờ đờ, tấp mé bờ, và dễ rớt đáy.
Ở tôm thẻ thường đi kèm đục cơ.
Nguyên nhân gây bệnh
Căn nguyên tác nhân gây ra bệnh là các chủng vi khuẩn vi-rút thuộc giống Vibrio
parahaemolyticus và các loài có liên quan, chứa các gen độc tố cụ thể.
Các chủng vi khuẩn Vibrio này tiết ra độc tố nhị phân PirABvp dẫn đến bong tróc các tế bào biểu mô ống và rối loạn chức năng của gan tụy ở dạng cấp tính; tỷ lệ chết có thể đạt 100% trong các ao bị ảnh hưởng.
Nguyên nhân do môi trường nước không tốt cũng góp phần khiến bệnh ngày càng nặng hơn như: hàm lượng khí oxy hòa tan thấp, ao tôm nhiễm phèn, độc tố cypermethrine và deltamethrine có trong thuốc trừ sâu diệt giáp xác cũng ảnh hưởng xấu đến gan tụy, tảo không phát triển dẫn đến màu nước không ổn định, thời tiết thay đổi liên tục.
Biện pháp phòng ngừa và điều trị
Biện pháp phòng ngừa:
Trong giai đoạn chọn tôm giống, người nuôi cần chọn lựa thật kĩ càng để nắm được tình trạng sức khỏe tôm và nhập từ nhà cung cấp có uy tín.
Hệ thống nước đầu vào phải thật sạch hoặc xử lý nước đầu vào trước khi cung cấp vào ao.
Trong ao, vi khuẩn có thể tồn tại dưới dạng màng sinh học trong trầm tích, và sống tự do. Sử dụng MICROBE-LIFT AQUA C (Men vi sinh làm sạch nước ao nuôi), MICROBE-LIFT AQUA N1 (Men vi sinh xử lý khí độc ao nuôi) và MICROBE-LIFT AQUA SA (Men vi sinh xử lý bùn đáy ao nuôi) để khử trùng ao thật sạch, loại bỏ bùn, làm khô sau đó bón vôi trước khi thả tôm giống nhằm giảm nguy cơ ô nhiễm lây bệnh.
Tăng cường cải thiện sức khỏe tôm bằng cách sử dụng men vi sinh đường ruột cho tôm – MICROBE-LIFT DFM nhằm giúp tôm có khả năng miễn dịch, hạn chế nhiễm bệnh.
Các phương tiện và thiết bị di chuyển tôm giống vào ao cần được khử trùng vì có thể đó cũng là nguyên nhân lây bệnh cho tôm.
Duy trì các thông số chất lượng nước tối ưu hóa và mật độ nuôi cũng cần được kiểm soát. Kiểm soát lượng thức ăn cho tôm tránh gây ra thức ăn thừa.
Biện pháp trị bệnh:
Thường xuyên chú ý các dấu hiệu của tôm nhằm phát hiện sớm tôm bị bệnh. Khi thấy các triệu chứng tôm bị bệnh cần giảm lượng thức ăn để hạn chế lượng vi khuẩn gây bệnh.
Sau khi xét nghiệm xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh, cần thử kháng sinh đồ để có thể chọn các loại kháng sinh phù hợp và tốt nhất. Sử dụng các loại kháng sinh theo các nghiên cứu gần nhất mà vi-rút Vibrio parahaemolyticus có tỷ lệ kháng thấp với chúng như doxycycline, oxytetracycline và florfenicol. Tuy nhiên, việc sử dụng các loại kháng sinh này không thể bừa bãi vì gây ra các tác dụng phụ không tốt, cần lưu ý các loại kháng sinh như chloramphenicol, fluoroquinolones và nitrofurans bị cấm, không được khuyến khích sử dụng.
____________________________
Việc trị bệnh cho tôm đã bị bệnh thường rất khó vì hệ miễn dịch của tôm không đặc hiệu, khi nhiễm bệnh tôm thường chán ăn và chết rất nhanh. Và các kháng sinh không được khuyến khích sử dụng vì gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe. Vậy nên, biện pháp phòng ngừa được áp dụng nhiều nhất bằng cách sử dụng các men vi sinh – chế phẩm sinh học nhằm tạo môi trường nước ao thật sạch sẽ, phòng tránh được bệnh hiệu quả nhất. Để được tư vấn thêm về phương pháp phòng bệnh hoại tử gan tụy cấp ở tôm bằng phương pháp sinh học xin hãy liên hệ ngay với Biogency qua hotline: 0909 538 514. Chúc bà con một mùa vụ bội thu !