Làm Thế Nào Để Vận Hành Bể Hiếu Khí Hiệu Quả?

Bể hiếu khí là một trong những dạng bể quan trọng hàng đầu trong quá trình xử lý nước thải sinh học. Để bể hiếu khí hoạt động tốt, chúng cần được cung cấp oxy liên tục và trong bể có đủ lượng vi sinh vật hiếu khí hoạt động… Chi tiết hơn về những cách giúp vận hành bể hiếu khí hiệu quả, mời bạn đọc theo dõi nội dung được chia sẻ dưới đây.

Làm Thế Nào Để Vận Hành Bể Hiếu Khí Hiệu Quả?

1. Duy trì lượng nước thải vào bể phù hợp với công suất thiết kế

Mục đích của việc duy trì lượng nước thải phù hợp với công suất của bể hiếu khí là để quá trình vận hành bể hiếu khí không bị sốc tải hoặc thiếu tải:

  • Nếu bể hiếu khí bị sốc tải: Nồng độ ô nhiễm cao, dư chất dinh dưỡng sẽ làm thiếu hụt lượng vi sinh vật có khả năng xử lý chất ô nhiễm. Vi sinh vật có trong bể đối diện với tải lượng ô nhiễm cao sẽ bị mất dần khả năng xử lý, dẫn đến nước thải đầu ra không đạt chuẩn.
  • Nếu bể hiếu khí bị thiếu tải: Chất dinh dưỡng trong bể không đủ để vi sinh vật chuyển hóa, vi sinh vật thiếu nguồn thức ăn sẽ bị chết dần, làm mất mát lượng vi sinh vật có khả năng xử lý chất ô nhiễm, khi cần xử lý nước thải phải nuôi cấy lại từ đầu gây tốn kém chi phí. Xem ngay: Cách nuôi cấy vi sinh tại bể hiếu khí >>>

2. Kiểm soát pH dao động từ 6.5 – 8.5 khi vận hành bể hiếu khí

Việc kiểm soát pH trong khoảng tối ưu từ 6.5 – 8.5 mục đích là để tạo môi trường tốt nhất cho hệ vi sinh vật trong bể hiếu khí hoạt động hiệu quả. Trường hợp pH quá cao hoặc quá thấp sẽ rất dễ làm chết vi sinh vật, gây ảnh hưởng đến khả năng xử lý chất ô nhiễm của toàn hệ thống.

Nồng độ pH cần được kiểm tra hằng ngày, có thể đo online hoặc thủ công bằng tay. Khi phát hiện pH nằm ngoài ngưỡng tối ưu trên, cần điều chỉnh pH bằng các hóa chất phù hợp như NaOH (tăng pH) hoặc H2SO4 (giảm pH).

3. Cân bằng tỷ lệ dinh dưỡng C:N:P = 100:5:1

Theo những nghiên cứu và thực nghiệm tại nhiều bể sinh học hiếu khí cho thấy, khi vận hành bể hiếu khí cần duy trì tỷ lệ dinh dưỡng bao gồm Cacbon (BOD), Nitơ và Phốtpho xấp xỉ 100:5:1 để phù hợp cho hệ vi sinh hiếu khí hoạt động.

Bên cạnh tỷ lệ dinh dưỡng C, P, N, cũng cần cân bằng các nguyên tố đa lượng và vi lượng như Mg, Fe, Mn, Co…

4. Đảm bảo lượng Oxy hòa tan (DO) từ 2 – 4 mg/l

Khi vận hành bể hiếu khí, nồng độ oxy hòa tan là điều đặc biệt quan trọng. Nếu thiếu oxy, vi sinh vật hiếu khí sẽ rất dễ bị chết. Lúc này, vi sinh vật tùy nghi (ví dụ như vi sinh vật dạng sợi) sẽ phát triển mạnh và làm bùn khó lắng, trưởng nổi… gây ra tình trạng giảm hiệu quả xử lý.

Nhìn chúng, hàm lượng oxy trong bể hiếu khí cần duy trì từ 2 – 4 mg/l. Tuy nhiên, đối với những loại vi sinh vật xử lý chất thải khác nhau, chúng sẽ có những ngưỡng thích nghi DO khác nhau, cụ thể là:

  • Vi sinh vật hiếu khí xử lý COD: DO ~ 0.68 mg/l.
  • Vi sinh vật hiếu khí xử lý BOD: DO ~ 1 mg/l.
  • Vi sinh vật hiếu khí xử lý BOD5: DO ~ 1.45 mg/l.
  • Vi sinh vật hiếu khí xử lý N-NH4+: DO ~ 4.32 mg/l.
  • Vi sinh vật hiếu khí xử lý N hữu cơ: DO ~ 4.57 mg/l.

Một điều quan trọng cần lưu ý khi vận hành bể hiếu khí là cần kiểm soát hàm lượng DO ở nhiều vị trí khác nhau trong bể. Đảm bảo rằng bất kỳ vị trí nào trong bể cũng được cung cấp đầy đủ oxy hòa tan cho vi sinh vật.

5. Cân bằng giữa lượng thức ăn và lượng vi sinh trong nước thải (tỷ lệ F/M, dao động từ 0.2 – 1)

Tỷ lệ F/M từ 0.2 – 1 là khoảng cần duy trì khi vận hành bể hiếu khí. Ở khoảng này, vi sinh vật trong bể hiếu khí sẽ được cung cấp đầy đủ thức ăn, giúp cho quá trình sinh trưởng, phát triển và xử lý chất ô nhiễm diễn ra hiệu quả.

Nếu tỷ lệ F/M > 1.0: Điều này có nghĩa là vi sinh vật đang dư thừa lượng thực ăn, cần giảm lượng thức ăn cho vi sinh vật bằng cách giảm tải trọng đầu vào bể hiếu khí (một số cách có thể áp dụng như: tăng thời gian sục khí, tăng lượng bùn tuần hoàn, giảm tải lượng đầu vào…).

Nếu tỷ lệ F/M < 0.2: Điều này lại ngược với tình trạng vừa nêu trên, tỷ lệ F/M thấp cho thấy vi sinh vật đang thiếu nguồn thức ăn, cần giảm thời gian sục khí và tăng lượng bùn thải bỏ.

6. Quan sát các hiện tượng xảy ra trong bể hiếu khí và điều chỉnh phù hợp

Một số hiện tượng có thể xảy ra trong quá trình vận hành bể hiếu khí bao gồm như:

  • Sự thay đổi về màu của nước thải, mùi nước thải.
  • Tình trạng bông bùn, bọt nổi trên bề mặt bể hiếu khí…

Khi bể hiếu khí xuất hiện một trong số các tình trạng trên, cần tiến hành kiểm tra lại các yếu tố vận hành (5 yếu tố đã liệt kê ở trên) để xác định chính xác nguyên nhân và tìm ra hướng khắc phục nhanh nhất!

Trong trường hợp các yếu tố vận hành ở trên đã đạt chuẩn nhưng nước thải đầu ra vẫn chưa đạt, bạn có thể xem xét yếu tố rằng “Bể hiếu khí đang thiếu các chủng vi sinh vật chuyên biệt cho quá trình xử lý chất ô nhiễm”.

Nếu bạn đang cần xử lý các chỉ tiêu liên quan đến BOD, COD, TSS, bạn có thể cân nhắc bổ sung Men vi sinh Microbe-Lift IND, nếu bạn đang cần xử lý các chỉ tiêu liên quan đến Nitơ, Amonia, bạn có thể cân nhắc bổ sung Men vi sinh Microbe-Lift N1. Hoặc bạn có thể liên hệ ngay đến HOTLINE 0909 538 514, chúng tôi sẽ giúp bạn đưa ra phương án khắc phục nhanh và hiệu quả nhất!

>>> Xem thêm: Men Vi Sinh Nào Giúp Xử Lý Nước Thải Đạt Hiệu Quả Cao?