Tác dụng NaOH được ứng dụng trong xử lý nước thải ra sao?

NaOH được biết đến với cách gọi quen thuộc là Xút, được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành sản xuất hóa chất. Đối với môi trường, tác dụng NaOH cực kỳ đắc lực công tác xử lý nước ngầm và xử lý nước thải. Cùng Biogency xem cách NaOH được ứng dụng trong việc xử lý nước thải ra sao nhé!

NaOH là chất gì?

NaOH được biết đến là công thức hóa học của hợp chất Natri Hydroxide. Ngoài tên gọi Xút quen thuộc, NaOH còn được gọi là Sodium Hydroxide. Đây là dạng hợp chất vô cơ của Natri, thường tồn tại ở dạng rắn dưới hình thái vảy, hạt và dạng dung dịch NaOH 50%.

NaOH thường được bảo quản trong bình nắp kín vì nó rất dễ hấp thụ CO2 trong không khí. Mặt khác NaOH cũng phản ứng mãnh liệt với nước, giải phóng ra nhiệt lượng lớn. NaOH còn hòa tan được etanol, metanol, ete và một vài dung môi không phân cực.

Xút vảy

Đây là loại xút có độ tinh khiết chứa đến 99% NaOH. Điều này đồng nghĩa với việc hỗn hợp xút vảy không chứa gì ngoài NaOH. Xút vảy được tạo ra do quá trình bốc hơi dung dịch. Đường kính của xút vảy rơi vào khoảng từ 0,8mm đến 1,2mm và xút này có màu trắng.

Xút vảy có kích thước hạt khá lớn

Đặc tính vật lý

  • Khối lượng phân tử: 40 g/mol
  • Nhiệt độ nóng chảy: 323 độ C
  • Nhiệt độ sôi: 1388 độ C
  • Độ pH: 13.5
  • Tỷ trọng: 2.13

Ứng dụng vào công nghiệp

  • Ứng dụng vào sản xuất xà phòng, bột giặt: Xút sử dụng phân hủy chất béo có trong mỡ động vật và dầu thực vật để làm xà phòng. Các hợp chất vô cơ từ Natri là thành phần quan trọng trong ngành sản xuất hóa chất giặt, tẩy, rửa.
  • Sản xuất tơ nhân tạo: NaOH dùng để phân hủy lignin (chất có hại đi kèm cellulose) trong bột gỗ.
  • Tẩy trắng bột giấy hoặc dùng trong ngành giấy: NaOH được sử dụng làm hóa chất xử lý gỗ, tre, nứa để tạo ra nguyên liệu làm giấy dựa trên phương pháp Sunphat và Soda.
  • Làm sạch quặng nhôm trước khi sản xuất.
Hình ảnh minh hoạt tác dụng NaOH làm sạch quặng nhôm

Xút hạt/ viên

Xút hạt không có mùi đặc trưng và có thể hoạt động ổn định với nhiệt độ lên tới 80 độ C. Nếu vượt ngưỡng này thì tính chất của xút sẽ bị biến đổi và hoạt động kém. Loại xút này có dạng viên cứng màu trắng với kích thước khoảng 0.6mm – 0.8mm.

Xút hạt có quá trình sản xuất khó khăn và nhiều công đoạn hơn so với xút vảy

Đặc tính vật lý

  • Nhiệt độ nóng chảy: 318.4 độ C
  • Nhiệt độ sôi: 1390 độ C
  • Độ pH: 14
  • Tỷ trọng: 2.13

Ứng dụng vào công nghiệp

So với xút vảy thì xút hạt sản xuất khó hơn nên có giá thành cao hơn, đồng thời hiệu suất sử dụng cũng cao hơn. Ứng dụng của xút hạt hoàn toàn tương tự xút vảy.

Xút lỏng

Khác với 2 loại xút trên, xút lỏng gần như trong suốt và không có màu. Những tên gọi khác của xút này là dung dịch kiềm, xút nước,… Không như xút vảy có đến 99% NaOH, xút nước chỉ có nồng độ NaOH khoảng 50%. Nồng độ này có thể tăng hoặc giảm bằng cách thêm nước hoặc thêm NaOH vào dung dịch tùy thuộc vào mục đích sử dụng.

Tác dụng NaOH linh hoạt hơn khi ở dạng lỏng

Đặc tính vật lý

  • Nồng độ: 10; 20; 32; 45; 50%
  • Tỷ trọng:1-1.5 kg/l

Ứng dụng vào công nghiệp

Xút lỏng có ứng dụng tương tự như xút vảy. Nhưng do dạng lỏng có tính linh hoạt cực cao nên xút lỏng còn được sử dụng vào:

  • Tinh chế dầu mỏ: Xút được dùng để điều chỉnh độ pH cho dung dịch khoan bằng cách loại bỏ hợp chất Sulphur, cân bằng hợp chất acid khi tinh chế dầu mỏ.
  • Dùng trong ngành chế biến thực phẩm: NaOH pha chế dung dịch rửa chai lọ và thiết bị trong các nhà máy sản xuất nước giải khát hoặc pha dung dịch kiềm để xử lý rau củ trước khi chế biến, đóng hộp.
  • Xử lý nước thải bằng cách điều chỉnh độ pH nước.
  • Sử dụng trong chăn nuôi gia súc, nuôi ong, trồng cây ăn quả.

Cách thức sử dụng NaOH trong xử lý nước thải

Chúng ta có thể thấy tác dụng NaOH có sự ứng dụng cực kỳ rộng rãi cho các ngành công nghiệp. Nhưng quan trọng nhất là khả năng xử lý nước thải công nghiệp và sinh hoạt của chất này rất linh hoạt và an toàn. 

Hiện nay NaOH có thể được bơm trực tiếp vào nước thải hoặc pha thành dung dịch có nồng độ thích hợp. Hệ thống xử lý nước thải sử dụng các dạng bơm định lượng để châm NaOH vào nước. Trước khi sử dụng chúng ta cần tính toán nồng độ hóa chất dựa trên lượng nước thải để ra liều lượng chuẩn cần sử dụng.

  • Khi tiếp xúc với nước, xút sẽ giải phóng một lượng nhiệt cực lớn. Vì thế cần cẩn trọng trong quá trình pha loãng dung dịch NaOH. Trong quá trình làm nguội cần kiểm soát xút không bắn ra xung quanh.
  • Sử dụng các thiết bị và vật liệu chuyên dụng khi tiếp xúc với xút để quá trình xử lý phát huy tối đa tác dụng NaOH, đồng thời diễn ra an toàn và hiệu quả.

Tác dụng NaOH phát huy trong xử lý nước thải theo nguyên lý nào?

Vai trò cốt yếu của tác dụng NaOH trong xử lý nước thải chính là điều chỉnh độ pH của nước. Cách NaOH làm điều này chính là hấp thụ nước và carbon dioxide có trong nước. Nhờ đó NaOH được ứng dụng rộng rãi trong nhiều công đoạn xử lý nước.

Tác dụng NaOH làm giảm các kim loại nặng có trong nước

NaOH giúp làm giảm khả năng hòa tan các kim loại nặng như chì và đồng. Ở trạng thái không hòa tan, các kim loại này có kích thước phân tử và khối lượng phân tử lớn. Nhờ đó những kim loại này sẽ bị gạn lại khi đi qua hệ thống lọc.

NaOH giúp khử sạch dầu mỡ

NaOH có khả năng xà phòng hóa các loại dầu mỡ, nhờ đó làm sạch đường ống và tăng lưu lượng nước. So với các loại hóa chất làm tăng độ pH khác, xút được đánh giá an toàn hơn hẳn.

Tham khảo: Ảnh hưởng của dầu mỡ đến hệ thống xử lý nước thải

Tác dụng NaOH làm mềm nước cứng

Nước cứng gây ra sự ăn mòn vì có lượng Magie và Canxi hòa tan cực dồi dào. Các khoáng chất này bám vào các bể và đường ống trong hệ thống xử lý nước làm cản trở dòng nước và ăn mòn đường ống nếu sử dụng lâu ngày. 

Nước cứng cũng làm giảm đi khả năng xà phòng hóa của các chất tẩy rửa. Khi cho NaOH vào nước phản ứng với Mg2+ và Ca2+, tạo ra chất kết tủa Mg (OH)2 và Ca (OH)2. Các chất này lắng xuống nên nước được làm mềm trước khi bơm vào hệ thống xử lý.

Hình minh họa tác hại của nước cứng

NaOH tạo điều kiện cho các sản phẩm men vi sinh phát huy tối đa công dụng

Việc NaOH giúp trung hòa nồng độ pH của nước thải cũng đồng thời tạo điều kiện cho vi sinh vật trong các chế phẩm vi sinh xử lý nước hoạt động tối ưu. Khi phát triển thuận lợi thì các vi sinh mới tạo ra sinh khối, việc này đồng nghĩa quá trình xử lý nước đang diễn ra hiệu quả.

Các nguy cơ khi tiếp xúc với NaOH cần tránh

Tuy việc sử dụng NaOH có giá thành rẻ và dễ sử dụng nhưng chúng ta cần cẩn trọng tránh không tiếp xúc trực tiếp với hợp chất này. Một vài nguy cơ khi tiếp xúc với Xút:

  • Xút có thể gây ăn mòn, gây bỏng da khi tiếp xúc trực tiếp. Dấu hiệu xút gây tổn thương đến da là da ngứa, mọc vảy, tấy bỏng.
  • Xút tiếp xúc với mắt làm hủy hoại thủy tinh thể dẫn đến mù, đỏ mắt, ngứa mắt.
  • Hít hoặc nuốt phải bụi xút gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho hệ hô hấp. Nuốt phải sẽ ảnh hưởng ruột và có thể dẫn đến tử vong.

Những lưu ý cần thiết để sử dụng NaOH an toàn

  • Khi sử dụng xút, người dùng cần mang đầy đủ độ bảo hộ như quần áo bảo hộ, kính, găng tay,…
  • Bảo quản xút ở nơi khô ráo tuyệt đối, không tiếp xúc trực tiếp với không khí và luôn đóng kín khi không cần sử dụng.
  • Bảo quản nơi râm mát, tránh các nguồn nhiệt trực tiếp hoặc nguồn tạo lửa. Nhiệt độ kho chứa cần cao hơn 15 độ C.
  • Để xa các khu vực có chứa hóa chất tính acid, kim loại, vật liệu dễ cháy.
  • Dự trù các biện pháp chống đóng băng và các sự cố tai nạn ngoài ý muốn có khả năng gặp phải với NaOH

Cần thêm các giải pháp xử lý nước thải nguyên nghiệp và an toàn cho môi trường cùng mức chi phí cực tốt, liên hệ ngay với Biogency qua hotline 0909 538 514!