Tại Việt Nam có rất nhiều phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi gà được áp dụng, tuy nhiên để mang lại hiệu quả cao nhất, tiết kiệm và an toàn về môi trường thì không phải ai cũng biết. Chính vì thế, trong bài viết này Biogency sẽ chia sẻ đến bà con phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi gà hiệu quả nhất hiện nay.
Tình trạng ô nhiễm nước thải từ ngành chăn nuôi gà tại Việt Nam
Ngành chăn nuôi gà tại Việt Nam hiện nay có xu hướng chuyển dịch từ quy mô nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung với quy mô lớn. Cùng với xu hướng đó thì vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên nghiêm trọng. Theo một số chuyên gia nông nghiệp cho rằng, nguyên nhân chính gây ô nhiễm là do không kiểm soát được nước thải xả ra môi trường, chưa có biện pháp xử lý nước thải và chất thải chăn nuôi gà phù hợp.
Đa phần nước thải và chất thải từ các cơ sở chăn nuôi gà đều được xả tự do ra môi trường, chảy lan ra ao hồ, sông suối. Tình trạng này không chỉ làm ô nhiễm không khí do phát sinh mùi hôi mà còn khiến nguồn nước bị ảnh hưởng nặng nề.
Vậy phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi gà là gì?
Thành phần nước thải ngành chăn nuôi gà
Nước thải chăn nuôi gà chủ yếu từ quá trình dọn rửa chuồng trại nên chứa nhiều thành phần độc hại như:
- Chất thải của gà, vụn thức ăn chăn nuôi, lông gà và các chất thải rắn khác.
- Nước thải này còn chứa nhiều lượng oxy như: COD, BOD,…
- Các hợp chất hữu cơ: Nitơ, Phốt pho,…
- Trong nước thải còn chứa nhiều vi sinh vật gây bệnh như coliform, virus Newcastle,…
- Nhiều mầm bệnh sinh học khác trong lông, phân, nước tiểu của gà, dịch cúm gia cầm, bệnh gà ủ rũ,…
Bảng dưới đây sẽ thể hiện rõ các chỉ tiêu và nồng độ đặc trưng ô nhiễm có trong nước thải chăn nuôi gà mà chủ trang trại có thể tham khảo.
Để hiểu rõ hơn về các tiêu chuẩn nước thải đầu ra các chủ trang trại có thể xem thông tin chi tiết trong quy chuẩn QCVN về nước thải chăn nuôi TẠI ĐÂY.
Tác hại của nước thải chăn nuôi
Nước thải chăn nuôi gà nếu không được xử lý kịp thời sẽ gây hại cho môi trường và sức khỏe con người, cụ thể như:
- Với các trang trại chăn nuôi gà rộng lớn, mùi hôi thối của nước thải có thể ảnh hưởng đến cả khu vực và khiến trang trại chăn nuôi bị mất lòng tin, bị tẩy chay, khiếu nại, thậm chí là bị xử phạt nếu tình trạng vẫn còn tái diễn.
- Nước thải chăn nuôi nếu không được xử lý kỹ thì sẽ gây ra nhiều vi khuẩn độc hại, ảnh hưởng nặng nề đến nguồn nước.
- Nước thải chăn nuôi gà cũng gây ô nhiễm đến đất và mạch nước ngầm, nếu tiếp xúc nước thải chưa qua xử lý này trong thời gian dài, con người sẽ dễ mắc các bệnh nhiễm như: cúm, nhiễm trùng, da liễu.
Sơ đồ quy trình hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi gà
Quy trình xử lý nước thải chăn nuôi gà được áp dụng rộng rãi ở nhiều trang trại quy mô vừa và lớn.
Nước thải phát sinh từ hoạt động chăn nuôi gà sẽ được tập trung vào hố gom. Tại đây có lắp đặt một song chắn rác để giữ lại các loại rác cỡ lớn như sỏi đá, lông gà,… nhằm tránh làm nghẹt đường ống trong hệ thống xử lý.
Từ hố gom, nước thải sẽ được đưa về hầm biogas, tại đây hỗn hợp phân và nước thải được vi sinh vật kỵ khí tiến hành phân hủy kỵ khí và sinh ra khí gas.
Sau hầm ủ biogas, nước sẽ được dẫn qua hồ lắng sinh học. Các hoạt động diễn ra trong hồ lắng sinh học giúp ổn định dòng nước và giảm lượng vi sinh vật gây bệnh. Sau đó nước sẽ được dẫn đến bể điều hòa. Trong bể lắp hệ thống sục khí làm xáo trộn nước thải liên tục nhằm giúp điều hòa lưu lượng và nồng độ chất thải trước khi nước chính thức được đưa vào quy trình xử lý sinh học.
Nước sau bể điều hòa sẽ được bơm chìm đưa về bể Anoxic ➜ bể Aerotank.
Tại cụm bể này chứa nhiều loại vi sinh vật thiếu khí và hiếu khí. Chính nhờ hoạt động sống của chúng sẽ giúp phân hủy, loại bỏ các chất hữu cơ có trong nước thải. Các chất này tạo tạo thành bông bùn lớn. Nước thải sau khi đi qua cụm bể này bao gồm các thành phần BOD, COD đã giảm tới 85%.
- Nước tiếp tục được về bể lắng. Tại đây, những bùn cặn sẽ được hệ thống xử lý làm lắng xuống, 1 phần dẫn về bể Anoxic và bể Aerotank, một phần đưa về bể chứa bùn để xử lý và mang đi chôn lấp.
- Nước thải được lắng bùn cặn sẽ được đưa đến bể khử trùng đã có bơm Chlorine giúp khử sạch, loại bỏ vi sinh vật gây hại.
- Bước cuối cùng trong hệ thống xử lý, nước được dẫn đến bể lọc áp lực. Lúc này những cặn lắng còn sót lại trong nước sẽ được lọc lắng sạch sẽ. Lúc này nước đã bớt đục và giảm màu đáng kể.
- Nước thải đầu ra sau khi đã được xử lý triệt để đạt tiêu chuẩn 62-MT:2016/BTNMT để được đưa về nguồn tiếp nhận.
Phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi gà bằng vi sinh
Hiện nay có rất nhiều phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi gà được áp dụng nhằm giảm thiểu các tác động xấu do ô nhiễm từ chất thải chăn nuôi gây ra. Trong đó, phương pháp xử lý nước thải bằng vi sinh được rất nhiều cơ sở chăn nuôi áp dụng. Dưới đây là các dòng sản phẩm vi sinh môi trường vô cùng hiệu quả trong công tác xử lý nước thải chăn nuôi gà.
- Microbe-Lift BIOGAS – Vi sinh kỵ khí (giảm BOD, COD, TSS): Được áp dụng phổ biến tại các hầm Biogas.
- Microbe-Lift IND – Vi sinh xử lý nước thải BOD, COD, TSS: Được áp dụng rộng rãi cho bể Anoxic để khử Nitrat, bể Aerotank để giảm BOD, COD, TSS,…
- Microbe-Lift N1 – Vi sinh xử lý Nitơ, Ammonia trong nước thải: Sản phẩm hỗ trợ thúc đẩy quá trình Nitrat hóa và giảm nhanh chỉ tiêu Nitơ, Ammonia.
Ưu điểm của việc xử lý nước thải chăn nuôi bằng vi sinh
Những ưu điểm nổi bật của phương pháp xử lý bằng vi sinh có thể kể đến như:
- Hiệu suất xử lý cao.
- Chi phí đầu tư ít, không cần quá nhiều máy móc.
- Chi phí bảo dưỡng, bảo trì thấp.
- Dễ dàng vận hành.
- Duy trì hệ thống vận hành ổn định.
- An toàn cho môi trường, con người vì không sử dụng hóa chất độc hại.
- Giảm khả năng tái ô nhiễm môi trường.
- Tiết kiệm được chi phí vận hành và nhân công.
Ngoài ra, để xử lý mùi hôi chăn nuôi nhiều cơ sở chăn nuôi đã lựa chọn Microbe-Lift AF – Vi sinh khử mùi chăn nuôi.
Microbe-Lift AF là dòng vi sinh ứng dụng công nghệ sinh học để xử lý mùi chăn nuôi, từ đó hạn chế các hợp chất gây mùi như khí NH3, H2S, Mercaptan và độc tính liên quan, bên cạnh đó giúp đẩy nhanh quá trình phân hủy chất thải nhờ thúc đẩy quá trình trao đổi chất bởi vi sinh vật.
Cách sử dụng Microbe-Lift AF
- Định mức dùng: 1 lít xử lý cho 1000m2 diện tích bề mặt.
- Tỉ lệ pha từ 1: 300 – 1:500 tùy vào mùi hôi cần xử lý.
- Dùng 2 lít dung dịch đã pha cho 1 tấn chất thải.
- Thời gian phun xịt lặp lại khoảng từ 4 – 6 giờ.
- Dung dịch đã pha sử dụng trong vòng 48h.
Trên đây là phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi gà tiết kiệm, hiệu quả và an toàn cho môi trường mà chủ trang trại có thể tham khảo để đưa ra phương án xử lý tốt nhất cho trang trại của mình. Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào hay cần sự tư vấn chuyên sâu hơn về phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi gà, bà con hãy liên hệ Biogency để được hỗ trợ chi tiết nhé!