Độ mặn của nước nuôi tôm có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển cũng như chất lượng tôm nuôi. Vì vậy mà khi nuôi tôm, bà con cần lưu ý kiểm soát nghiêm ngặt và áp dụng các phương pháp giảm độ mặn ao nuôi khi cần thiết. Bài viết này từ Biogency sẽ chia sẻ cho bà con phương pháp giảm độ mặn ao nuôi tôm hiệu quả nhất.
Độ mặn trong nước ảnh hưởng đến tôm như thế nào?
Mỗi loại tôm sẽ phát triển tốt nhất trong những môi trường nước khác nhau. Cụ thể, đối với 2 loại tôm nuôi phổ biến là tôm thẻ và tôm sú sẽ phù hợp với độ mặn như sau:
- Tôm thẻ chân trắng là loại tôm có thể sống trong môi trường nước có độ mặn 2 – 40‰. Tuy nhiên nước có độ mặn 12 – 25‰ sẽ là môi trường tốt nhất cho sự phát triển của loài tôm này.
- Tôm sú có thể sống trong môi trường nước có độ mặn 3 – 45‰ nhưng chúng sinh trưởng tốt nhất ở độ mặn 15 – 20‰.
Vậy làm thế nào để nhận biết được nước nuôi tôm có độ mặn quá cao? Tiếp theo đây sẽ là câu trả lời dành cho bà con!
Cách nhận biết nước nuôi tôm có độ mặn cao
Để nhận biết nước có độ mặn cao, không phù hợp để nuôi tôm thì bà con có thể căn cứ vào những dấu hiệu như sau:
- Tôm nuôi có thể ăn ít hoặc bỏ ăn.
- Tôm lười vận động và không được khỏe, lờ đờ.
Đây là những dấu hiệu ban đầu và khi thấy các dấu hiệu này, bà con nên kiểm tra độ mặn của nước bằng những bộ sản phẩm kiểm tra như Test Sera, khúc xạ kế, máy đo,… để xử lý kịp thời nếu như độ mặn của ao có sự biến động.
Độ mặn của nước nuôi tôm có ảnh hưởng đến tôm như thế nào?
Mỗi loài tôm sẽ phù với từng độ mặn của nước, đối với tôm thẻ chân trắng, nhờ khả năng thích nghi cao thì chúng có thể sống và phát triển tốt ở những nơi có độ mặn thấp. Tuy nhiên, một khi độ mặn của nước có biến động và tăng quá cao thì tôm sẽ gặp phải một số vấn đề như:
- Khi độ mặn của nước tăng cao vượt mức chịu đựng của tôm thì chúng sẽ còi cọc, chậm lớn. Nếu độ mặn quá cao, chúng sẽ dễ bị sốc độ mặn dẫn đến chết hàng loạt.
- Độ mặn cao cũng là nguy cơ dẫn đến các tình trạng bệnh ở tôm như phân trắng, hoại tử gan tụy cấp tính khiến tôm chết sớm. Tình trạng này nếu như diễn biến phức tạp hơn thì sẽ gây ra dịch bệnh hàng loạt.
- Độ mặn của nước đồng thời còn góp phần làm biến đổi các thông số môi trường như độ pH, độ kiềm.
- Ngoài ra, nước trong ao nuôi tôm quá mặn sẽ tạo điều kiện lý tưởng để phát triển cho tảo trong ao và sinh ra nhiều khí độc.
- Vào ban ngày, đối với nước có độ mặn cao thì oxi sẽ tăng nhưng vào ban đêm thì sẽ giảm xuống mức tối thiểu, dẫn đến hiện tượng tôm nổi đầu lúc nửa đêm.
Vì vậy, để tránh gặp phải những tình trạng này thì trong quá trình nuôi tôm, bà con cần hết sức chú ý duy trì độ mặn phù hợp nhất đối với loại tôm mình nuôi. Chú ý đo lường độ mặn của nước thường xuyên và khi thấy độ mặn trong ao tăng cao, cần nhanh chóng giảm độ mặn ao nuôi tôm xuống mức phù hợp.
Các cách làm giảm độ mặn ao nuôi tôm hiệu quả
Thực tế, để làm giảm độ mặn ao nuôi tôm không quá phức tạp, chỉ cần thực hiện những phương pháp sau đây, bà con có thể giúp nguồn nước ổn định trở lại, giúp tôm phát triển một cách tốt nhất:
- Để giảm độ mặn ao nuôi tôm, điều quan trọng là bà con cần tiến hành thay nước ao thường xuyên 3 lần/ngày nhưng khi thay nước, cần lưu ý chỉ nên thay 20 – 30% lượng nước có trong ao chứ không nên thay toàn bộ.
- Để luôn cung cấp đủ oxy cho tôm phát triển tốt nhất, bà con nên chạy quạt gió hết công suất.
- Đừng quên xử lý và kiểm soát mật độ tảo có trong ao.
- Để duy trì môi trường nước thích hợp, các chỉ số cân bằng thì bà con có thể sử dụng men vi sinh. Men vi sinh Microbe-Lift AQUA C là sản phẩm hiệu quả nhất trong trường hợp này.
- Giữ mực nước nuôi tôm ổn định với mực nước sâu từ 1,2m Để tránh hiện tượng tăng nhiệt đột ngột khi trời nắng nóng, bà con còn có thể giăng bạt trên mặt ao hoặc thiết kế hệ thống lưới chắn chống nắng.
- Độ mặn của nước còn có thể thay đổi do thời tiết, để giảm độ mặn ao nuôi tôm cũng như giúp tôm không bị stress thì hãy tiến hành sục khí thường xuyên.
Những điều cần lưu ý khi làm giảm độ mặn ao nuôi tôm
Lưu ý không giảm độ mặn trong ao đột ngột
Khi giảm độ mặn ao nuôi tôm quá đột ngột thì tôm sẽ bị sốc và chết. Chính vì vậy, cần cho tôm thích nghi bằng cách giảm độ mặn xuống từ từ như sau:
- Hạ độ mặn cách 3 tiếng/lần, mỗi lần thực hiện thì không nên giảm quá 2‰. Thực hiện từ từ cho đến khi độ mặn của ao nuôi về đúng con số phù hợp với giống tôm mà bà con nuôi.
- Cần duy trì độ mặn không thấp hơn 7 – 8‰ để tránh làm tôm bị sốc trong tháng đầu tiên.
- Ở tháng thứ 2 thì lưu ý bơm thêm nước ngọt vào ao để làm giảm độ mặn nhưng cần lưu ý điều chỉnh từ từ để có thể kiểm soát độ mặn không hạ quá thấp khiến tôm sẽ bị mềm vỏ, còi cọc, dễ chết.
Bên cạnh đó, bà con cũng cần lưu ý không lấy nước trực tiếp từ các hệ thống kênh mương để bơm vào ao và khi thiết kế ao lắng cần đảm bảo diện tích bằng 15 – 20% ao nuôi. Để cung cấp đủ nước cho ao thì cần thiết kế với độ sâu ít nhất là 1,5m để lắng tối thiểu 6 ngày trước khi cấp nước vào ao nuôi.
Cần có ao lắng để kiểm soát độ mặn của nước, nhất là đối với những ao nuôi tôm có độ mặn quá cao. Ngoài ra, nhằm hạn chế rò rỉ thì bà con cũng cần gia cố bờ ao định kỳ, thường xuyên thay xi phông đáy ao nhất là khi nắng nóng, nên xử lý bùn đáy ao và dùng men vi sinh để xử lý khí độc tích tụ.
Lưu ý về lượng thức ăn nuôi tôm trong quá trình điều chỉnh độ mặn của nước
Thức ăn nuôi tôm cũng là điều bà con cần lưu ý, không nên cho tôm ăn quá nhiều vì tôm sẽ không kịp chuyển hóa thức ăn, thức ăn thừa sẽ tích tụ và tạo nên chất độc dưới bùn đáy ao, ảnh hưởng đến nguồn nước, làm tăng chỉ số FCR khiến tôm khó phát triển.
Trong giai đoạn xử lý độ mặn ao nuôi tôm thì bà con nên bổ sung thêm vitamin C và men vi sinh vào thức ăn hàng ngày của tôm để đảm bảo phát triển tốt nhất. Bà con có thể tham khảo ngay men vi sinh Microbe-Lift DFM của Biogency vì đây chính là sản phẩm cung cấp lợi khuẩn cho đường ruột tôm, từ đó giúp chúng ăn khỏe, tăng sức đề kháng phòng tránh các mầm bệnh khi độ mặn trong ao tăng cao.
Kết luận
Phương pháp giảm độ mặn ao nuôi tôm đã được Biogency nêu ra trong bài viết này. Nếu bà con gặp khó khăn trong quá trình thực hiện hoặc vẫn còn thắc mắc thì hãy liên hệ tới chúng tôi qua số hotline hotline miễn phí 0909538514!