Khi vận hành hệ thống xử lý nước thải quá trình việc quan sát và khắc phục các sự cố tại các bể sinh học là yếu tố vô cùng quan trọng mà các kỹ sư cần phải chú trọng. Bài viết này Biogency sẽ đề cập đến vấn đề “bể hiếu khí nổi bọt trắng”. Hy vọng sẽ mang đến kiến thức thực tế cho các bạn đọc. Hãy cùng Biogency theo dõi nhé!
Bể hiếu khí nổi bọt trắng là tình trạng xuất hiện khá phổ biến tại các hệ thống xử lý nước thải hiện nay. Bọt to và có màu trắng xóa, trôi nổi rồi tích tụ trên bề mặt bể hiếu khí, hiện tượng này cho thấy chất lượng nước thải suy giảm, khi bọt tràn ra thành bể sẽ gây rủi ro cao đến môi trường xung quanh. Vậy thì nguyên nhân nào khiến chúng hình thành
Bể hiếu khí bị sốc tải đầu vào
Bể hiếu khí sẽ có nguy cơ cao xảy ra hiện tượng nổi bột trắng, tràn cả ra ngoài thành bể do hàm lượng COD của nước thải đầu vào vượt quá chức năng xử lý của các vi sinh vật trong bể, với COD > 1000 mg/l
Người vận hành nên kiểm tra kỹ càng các chỉ số COD, BOD5 có trong nước thải để xác định chính xác tình trạng của bể. Sau đó giải quyết đơn giản bằng cách điều chỉnh lại lưu lượng nước thải đầu vào để tránh tình trạng sốc tải trong bể.
Thiếu sinh khối trong bể hiếu khí
Sự cố thiếu sinh khối thường xảy ra ở giai đoạn khởi động hệ thống (bùn vi sinh còn non). Trong một thời gian vận hành nhất định, bùn vi sinh sẽ cạn kiệt hay mất mát sinh khối, từ đó gây nên tình trạng bể quá tải (do tuổi bùn quá ngắn)
Với trường hợp này thì người vận hành cũng nên kiểm tra lượng DO, xác định tỷ số F/M, nếu các chỉ số này quá cao, chứng tỏ bể đang trong tình trạng quá tải. Tiếp theo quan sát hiện tượng bùn nổi trong bể lắng, xem nước thải đầu ra đục hay trong, nếu bùn trôi thì nước thải đầu ra bị đục.
Vi sinh vật xử lý trong bể hiếu khí quá thấp
MLSS < 1000mg/lít tương đương với hàm lượng vi sinh vật dưới 10%, chỉ số này cho thấy hàm lượng vi sinh trong bể quá thấp, điều này dẫn đến hiệu năng xử lý chất thải bị giảm, từ đó khi nước thải cung cấp vào bể sẽ khiến vi sinh vật chết và bị nổi bọt trắng.
Để xác định nguyên nhân nay là chính xác, người vận hành nên kiểm tra lại chỉ số SVI của bể hiếu khí. Đồng thời nên cung cấp thêm men vi sinh hỗ trợ cho bể hiếu khí để đảm bảo quần thể vi sinh vật trong bể, giúp ổn định hệ thống và tăng hiệu quả xử lý nước thải.
Hoá chất tẩy rửa không được phân hủy hoàn toàn trước khi vào bể hiếu khí
Đối với mỗi dạng nước thải đặc thù, cần có giai đoạn tiền xử lý để xử lý hóa chất độc hại tồn dư trước khi bước vào quy trình xử lý nước thải sinh học. Vì thế kỹ thuật viên thường lắp đặt các bể hóa lý trong giai tiền xử lý để xử lý. Tại đây nếu các hóa chất keo tụ tạo bông bị sử dụng quá mức sẽ gây nên tình trạng khó phân huỷ hoàn toàn. Đây là nguyên nhân gây nên tình trạng quá tải hệ thống do các vi sinh vật sẽ bị sốc tải khi tiếp xúc quá nhiều với hóa chất, từ đó hiện tượng nổi bọt trắng hình thành. Loại bọt này rất dễ thổi theo chiều gió và có thể gây ô nhiễm tới môi trường sống xung quanh.
Trong trường hợp này, lời khuyên cho người vận hành là nên xác định chính xác định chính xác hoá chất gây ảnh hưởng và kiểm tra bùn dưới kính hiển vi. Đồng thời điều chỉnh lại lượng hóa chất tẩy rửa cung cấp vào hệ thống xử lý nước thải cho phù hợp.
Thành phần của nước thải chứa nhiều chất hữu cơ ô nhiễm, dư thừa chất tạo bọt và chất hoạt động bề mặt
Thành phần của nước thải đầu vào chính là yếu tố cuối cùng gây nên hiện tượng nổi bọt trắng tại bể hiếu khí. COD > 1200 mg/lít cụ thể hơn là giá trị COD vượt quá khả năng xử lý của các vi sinh vật hiếu khí do nồng độ chất hữu cơ ô nhiễm trong bể quá cao.
Ngoài ra, trong thành phần nước thải dư thừa quá nhiều chất tạo bọt, chất hoạt động bề mặt hay do chế độ xả bùn không hợp lý làm cho nồng độ vi sinh vật trong bể bị hạn chế, gây nên tình trạng quá tải khiến cho bể hiếu khí nổi bọt trắng.
Xem thêm: Bùn hiếu khí màu đen và cách khắc phục
Phương pháp khắc phục hiệu quả
Tiến hành kiểm tra chính xác nồng độ vi sinh trong bể hiếu khí và tính chất đầu vào của nước thải bằng cách đo chỉ số SVI, DO, nồng độ COD/BOD, độ pH.
+ Trường hợp bùn vẫn lắng bình thường, các chỉ số đánh giá không bị chênh lệch đáng kể thì nguyên nhân có thể là do ảnh hưởng bởi các thành phần trong nước thải đầu vào có chứa nhiều chất tạo bọt hay chất hoạt động bề mặt. Cách khắc phục trong trường hợp này là bật máy sục khí hay khuấy đều trong khoảng 30 phút – 1 tiếng sau đó để lắng, bọt trắng sẽ giảm dần.
+ Chỉ số SVI < 150 hay hàm lượng DO vượt mức, người vận hành nên bổ sung thêm vi sinh cho bể hiếu khí với chế phẩm vi sinh Microbe-Lift IND đến từ Biogency. Bên cạnh đó giảm lưu lượng nước thải đầu vào để hệ vi sinh có thể sinh trưởng và phục hồi trở lại, hiệu quả xử lý nước thải tăng cao.
+ Nếu bể gặp tình trạng nổi bọt trắng do thiếu sinh khối, thì bạn nên duy trì DO từ 2-3 mg/l, bổ sung thêm bùn hoạt tính khoẻ từ hệ thống xử lý nước thải tương tự và bổ sung thêm men vi sinh Microbe-Lift IND cùng dinh dưỡng vào bể hiếu khí để tăng sinh khối. Ngoài ra, có thể tăng tuổi bùn bằng cách giảm WAS (Waste Active Sludge) để giải quyết tình trạng quá tải nước thải đầu vào.
Lưu lý: WAS không quá 10% mỗi ngày đến khi hệ thống trở lại bình thường, đồng thời duy trì độ sâu lớp bùn từ 0.3 đến 0.9m tính từ đáy bể lắng.
Hiện tượng nổi bọt trắng trong bể hiếu khí không phải là vấn đề quá nghiêm trọng làm ảnh hưởng quá nhiều đến hệ thống xử lý nước thải. Với các biện pháp khắc phục kịp thời chắc chắn bạn sẽ khắc phục được tình trạng này vô cùng dễ dàng, chất lượng nước thải đầu ra đạt chuẩn theo yêu cầu, ít tốn chi phí và thời gian xử lý hơn.
_______________________
Mong rằng những chia sẻ hữu ích trong bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ được nguyên nhân và tìm ra được giải pháp khắc phục tình trạng trên một cách hiệu quả. Ngoài ra, nếu bạn có thắc mắc nào khác trong quá trình vận hành hệ thống xử lý nước thải xin hãy liên hệ ngay với Biogency qua số HOTLINE: 0909 538 514 để được tư vấn chi tiết!
