Sự cố bùn vi sinh thường gặp và cách khắc phục

Bùn vi sinh được ứng dụng rộng rãi trong hệ thống xử lý nước thải nhờ vào sự hiệu quả và thân thiện với môi trường. Trong quá trình nuôi cấy vi sinh, chắc chắn sẽ không tránh khỏi các sự cố do thay đổi lưu lượng nước thải hay chế độ vận hành. Bài viết này hãy cùng Biogency tổng hợp lại các sự cố bùn vi sinh thường xảy ra và cùng tìm ra cách giải quyết tối ưu nhé!

Các dạng bùn vi sinh phổ biến

Bùn vi sinh có tên gọi khác là bùn hoạt tính gồm tập hợp các loại vi sinh vật khác nhau kết dính dưới dạng bông, chứa các nhóm vi khuẩn phổ biến như Pseudomonas, Alcaligenes – Achromobacter, Athrobacter Bacillus, Pseudomonas -Vibrio aeromonas, Enterobacteriaceae, Achrobacter,…

Có 3 dạng là : bùn vi sinh hiếu khí, bùn vi sinh thiếu khí và bùn vi sinh kỵ khí với các đặc tính khác nhau: 

  • Bùn hiếu khí: gồm tập hợp các vi khuẩn hiếu khí hoạt động linh hoạt, có màu nâu hơi sáng, ở trong hệ thống xử lý nước thải chúng được ứng dụng cho các mục đích Oxy hóa các Cacbon sinh học, Nitơ, Amoni, chất đạm, loại bỏ chất phú dưỡng,… Bùn vi sinh hiếu khí được áp dụng trong bể Aerotank, MBR,…
  • Bùn thiếu khí: cũng gồm tập hợp các vi khuẩn phân huỷ ở dạng thiếu khí, có nâu sẫm hơn so với nâu của bùn hiếu khí. Trong hệ thống xử lý nước thải, bùn thiếu khí thường được áp dụng trong bể Anoxic.
  • Bùn kỵ khí:  là dạng bùn vi sinh chứa các vi sinh vật kỵ khí được tăng sinh khối trước khi đưa vào bể UASB, giúp xử lý triệt để các chất thải có nồng độ chất rắn cao và chất ô nhiễm cao.

Sự cố bùn vi sinh hoạt tính và cách khắc phục

Sự cố nổi bọt trắng

Hiện tượng

ọt trắng nổi nhiều, bọt to

Nguyên nhân

+ Ở giai đoạn nuôi cấy đầu tiên tại bể vi sinh, bể bị quá tải do không điều chỉnh lượng thải bơm vào bể.

+ Lượng vi sinh hiếu khí quá ít (MLSS<1000mg/L)

+ Nồng độ chất hữu cơ trong bể sinh học hiếu khí quá cao (COD > 1200mg/L) khiến vi sinh vật bị sốc.

+  Nồng độ vi sinh trong bể thấp do chế độ xả bùn không hợp lý dẫn đến hiện tượng quá tải.

Cách khắc phục

Kiểm tra chỉ số nồng độ vi sinh,cụ thể SV30, DO, pH. 

+ Trường hợp SV30 ổn định, độ pH ≥ 8 thì có thể do nước thải chứa nhiều chất hoạt động bề mặt, người vận hành nên sử tăng cường hệ thống sục khí, khuấy đều trong 30 phút đến 1 giờ cho đến khi bọt giảm dần. 

+ Nếu chỉ số SV30 quá thấp so với bình thường, người vận hành cần bổ sung thêm lượng bùn vi sinh, chế phẩm sinh học hoặc có thể giảm bớt nước thải bơm vào.

Sự cố vi khuẩn dạng sợi phát triển

Hiện tượng

Bể nổi bọt nâu đen kết dính nổi trực tiếp lên bề mặt bể sinh học

Nguyên nhân

+ Vi sinh vật dạng sợi thoát khỏi bông bùn, SVI > 100

+ pH < 6 gây nên sự ức chế của vi khuẩn hình thành bông bùn, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh dạng sợi phát triển mạnh.

+ Chất dinh dưỡng không được cân bằng.

Cách khắc phục

+ Cân bằng tỉ lệ dinh dưỡng không vượt quá BOD5:N:P = 100:5:1

+ Điều chỉnh SVI thấp hơn 150 bằng cách bổ sung thêm khoảng từ 10 – 50 mg/l clo hoặc hydrogen peroxide từ  50 – 200 mg/L

+ Điều chỉnh thời gian lưu lượng bùn phù hợp, tăng thêm tỉ lệ tuần hoàn bùn.

+ Tăng lượng DO trong bể hiếu khí 

Sự cố bùn mịn – bùn lắng chậm

Hiện tượng

Bùn nổi lớp váng màu vàng nổi trên bề mặt, khi tắt sục khí bùn lắng chậm.

Nguyên nhân

Bùn vi sinh bị mất hoạt tính (bùn mịn) do bị thiếu chất hữu cơ. Khi bùn vi sinh thiếu thức ăn khiến bùn vi sinh kém phát triển, nổi váng trên mặt bể và khó lắng.

Cách khắc phục

+ Tăng lượng thêm thức ăn cho vi sinh bằng cách thêm lượng BOD, COD đủ để xử lý (Tăng lưu lượng nước thải cần xử lý)

+ Bổ sung mật rỉ với hàm lượng phù hợp để bổ sung lượng hữu cơ tự nhiên cho vi sinh vật phát triển. Nuôi cấy men vi sinh bằng cách bổ sung men vi sinh Microbe-Lift IND (liên hệ ngay với Biogency để được tư vấn chi tiết)

Sự cố bùn nổi trên bể lắng

Hiện tượng

Tại bể lắng, bùn nổi trực tiếp theo từng mảng màu nâu đen tại bể lắng. Bùn nổi trôi theo nguồn nước đầu ra. 

Nguyên nhân

Nước thải chứa nhiều vi khuẩn Nitrobacter và Nitrosomonas oxy hóa Amoni thành Nitrat. Khi sang bể lắng, vi sinh vật thiếu khí tiêu thụ lượng hết lượng oxy trong NO3, khử Nitrat tạo thành khí Nitơ trong bông bùn. Bông bùn trở nên nhẹ hơn nước và nổi trực tiếp lên bề mặt bể lắng

Cách khắc phục

Để khắc phục tạm thời hiện tượng bùn nổi trên bể lắng lâu, người vận hành nên tăng lưu lượng tuần hoàn bùn (kiểm tra tính chất nước thải đầu vào, hiệu quả xử lý Nitrat – “khử Nitrat” tại bể Anoxic) 

_____________________________

Trong quá trình vận hành chắc chắn sẽ không tránh khỏi việc mắc phải các sự cố hy hữu như trên, mong rằng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các hiện tượng, đồng thời tìm ra phương án giải quyết phù hợp. Để được tư vấn chi tiết hơn về phương pháp nuôi cấy vi sinh hiệu quả, xin hãy liên hệ ngay với đội ngũ Biogency qua số HOTLINE: 0909 538 514