Nhà vận hành cần biết cách kiểm tra bùn vi sinh để chủ động có biện pháp khắc phục, tránh các ảnh hưởng làm giảm hiệu suất xử lý của hệ thống. Vậy cách kiểm tra bùn vi sinh như thế nào là đúng? Khi nào bùn già để xử lý? Bùn có màu sắc khác nhau thì như thế nào? Cùng Biogency tìm hiểu rõ hơn nhé.
1/ Cách kiểm tra các loại bùn vi sinh đúng chuẩn
Cách kiểm tra bùn vi sinh phụ thuộc vào loại bùn vi sinh. Hiện bùn vi sinh trong hệ thống xử lý nước thải có thể gồm 3 dạng cụ thể sau: bùn vi sinh hoạt tính hiếu khí, bùn vi sinh thiếu khí và bùn vi sinh kỵ khí. Dưới đây là cách kiểm tra từng loại bùn khác nhau.
Bùn vi sinh hoạt tính hiếu khí
Bùn vi sinh hoạt tính hiếu khí là tập hợp chủ yếu các vi khuẩn hiếu khí. Trong hệ thống xử lý nước thải, bùn hiếu khí thường sử dụng cho các mục đích Oxy hóa Cacbon sinh học, chất đạm, Amoni, Nitơ, loại bỏ phú dưỡng… Bùn vi sinh hiếu khí được áp dụng cho các loại bể như bể MBR, Aerotank…
Đặc điểm bùn hiếu khí:
- Bùn có màu nâu, hơi sáng màu
- Bùn có dạng lơ lửng bắt đầu lắng thì có hiện tượng tạo bông.
Tham khảo: Nguyên nhân khiến bùn hiếu khí màu đen
Cách kiểm tra:
Lấy mẫu và kiểm tra: Lấy ống đong 1000ml, đong đầy nước thải, sau đó quan sát sự kết bông và lắng của bùn vi sinh. Để lắng 30 phút, đo chiều cao lớp bùn.
Công thức tính tuổi bùn như sau:
Ví dụ:
- Thể tích bể hiếu khí = 1.06 MG (CHUYỂN ĐỔI SANG m3) = 1.06 x 1.000 = 1.060 GPD = 1.060 x 0,003785 = 4 m3.
- MLSS = 3.500 mg/L
- Lưu lượng bùn thải (WAS Flow) = 0,06 MGD = 0,23 m3/ngày.
Tuổi bùn = (MLSS x Thể tích bể hiếu khí)/(Nồng độ bùn thải x Lưu lượng bùn thải)
Hoặc :
Tuổi bùn = (MLSS x Thể tích bể hiếu khí x 8.34)/(Nồng độ bùn thải x Lưu lượng bùn thải x 8.34)
Bùn vi sinh hoạt tính thiếu khí
Đặc điểm nhận biết:
- Bùn thiếu khí có màu nâu sẫm hơn so với hiếu khí.
- Bông bùn thiếu khí to hơn so với hiếu khí
- Tốc độ lắng của bùn vi sinh thiếu khí cũng nhanh hơn hiếu khí
- Quan sát kỹ bông bùn tại bể vi sinh thiếu khí. Trong bông bùn có các bọt khí nằm bên trong. Sau thời gian lắng khoảng 30 phút. Các bọt khí này lớn dần và kéo các bông bùn nổi lên trên bề mặt.
Cách kiểm tra: Tương tự lấy ống đong 1000ml, đong đầy nước thải, sau đó quan sát sự kết bông và lắng của bùn vi sinh. Để lắng 30 phút, đo chiều cao lớp bùn. Tại bể vi sinh thiếu khí xảy ra quá trình Denitrat hóa chuyển hóa NO3- thành các Nito dạng khí (NO2). Do đó tại bể thiếu khí sẽ có các bọt khí thoát ra, khi dừng đảo trộn các bọt khí này bám vào các bông bùn và kéo bông bùn nổi lên trên bề mặt.
Bùn vi sinh hoạt tính kỵ khí
Đây là loại bùn vi sinh chứa các vi sinh vật kỵ khí đã tăng sinh khối được đưa vào bể UASB để xử lý các chất thải có nồng độ chất rắn, chất ô nhiễm cao.
Đặc điểm bùn kỵ khí:
- Bùn vi sinh kỵ khí có màu đen
- Dễ dàng chuyển đổi chất hữu cơ thành khí Metan để hoàn thiện giai đoạn kỵ khí.
Bùn kỵ khí được chia làm 2 loại: bùn kỵ khí lơ lửng (kỵ khí tiếp xúc) và bùn hạt (bùn kỵ khí dòng chảy ngược UASB). Bùn hạt có đặc điểm là bông bùn to, lắng nhanh. Bùn hạt càng lớn thì cho thấy vi sinh vật phát triển tốt. Bùn kỵ khí tiếp xúc được là nhờ máy khuấy trộn tạo thành dòng lơ lửng trong bể kỵ khí.
Tham khảo: Làm gì khi bùn trong bể kỵ khí chết
Bùn già khi nào?
Tương ứng với mỗi loại bùn vi sinh cách kiểm tra sẽ khác nhau. Bùn vi sinh già khi tuổi bùn lớn hơn 10-15 ngày. Thường bùn vi sinh tốt khi tuổi bùn duy trì từ 3-10 ngày. Bùn vi sinh già cần được xử lý. Cách xử lý bùn già phổ biến là sử dụng phương pháp lọc sinh học
2/ Cách kiểm tra chất lượng bùn vi sinh qua màu sắc
Bùn vi sinh là tập hợp các vi sinh vật. Do đó màu bùn cũng là yếu tố phản ánh khả năng hoạt động của vi sinh vật. Thông qua màu bùn vi sinh có thể phán đoán được “sức khỏe” của hệ thống nước thải. Từ đó có phương án điều chỉnh để hiệu suất xử lý sinh học của hệ thống nước thải đạt theo yêu cầu.
Bùn màu nâu đỏ: Bùn khỏe mạnh, vi sinh đang ở giai đoạn tăng trưởng, hấp thụ tốt chất hữu cơ, ohats triển nhanh làm tăng hiệu suất xử lý nước thải. Khi kiểm tra sẽ thấy bông bùn to, lắng nhanh, độ kết dính tốt.
Bùn màu nâu nhạt: Vi sinh đang ở giai đoạn thích nghi, có sử dụng chất hữu cơ nhưng không nhiều, khả năng xử lý chưa cao. Khi kiểm tra sẽ thấy bông bùn nhỏ, nhẹ, lắng chậm. Tùy thuộc vào đặc tính từng loại nước thải mà hướng xử lý sẽ khác nhau.
Bùn màu đen: Nghĩa là vi sinh đã chết hoặc vi sinh chuyển sang vi sinh kỵ khí. Lúc này cần tiến hành kiểm tra máy sục khí và đường ống. Sau đó tiến hành bổ sung vi sinh để cân bằng lại hiệu suất xử lý hệ thống.
Với nhiều năm kinh nghiệm hỗ trợ xử lý các hệ thống nước thải với từng tình trạng thực tế khác nhau. Đội ngũ Biogency sẽ hỗ trợ bạn tư vấn giải pháp hiệu quả các vấn đề đang gặp phải. Liên hệ theo Hotline 0909 538 514 để được hỗ trợ