TSS là gì? Chỉ số TSS trong nước thải có ý nghĩa gì? Làm thế nào để đo TSS trong hệ thống nước thải? Cách xử lý chỉ số TSS cao như thế nào? Tất cả những vấn đề về chỉ số TSS sẽ được giải đáp qua bài viết sau.
TSS là gì? Đây là cụm từ viết tắt của Turbidity & Suspendid Solids) – Tổng lượng chất rắn lơ lửng. Chất rắn lơ lửng là cách hạt nhỏ bị lơ lửng trong nước, các hạt này có thể là vô cơ, hữu cơ hay những hạt chất lỏng không trộn lẫn với nước, các hạt đất sét, phù sa hoặc các sợi thực vật, vi khuẩn, tảo, khác với các hạt có thể lắng xuống người ta gọi là SS (Sttleable solids). Các hạt chất rắn lơ lửng xuất hiện trong nước do các nguyên nhân như:
- Hoạt động xói mòn đất
- Các hạt chất rắn lơ lửng có nguồn gốc tự nhiên
- Chủ yếu phát sinh từ hoạt động sinh hoạt và sản xuất của con người
2/ Ý nghĩa của chỉ số TSS trong nước thải
TSS được xem là chỉ số đánh giá chất lượng nước thải. Nói chính xác hơn thì TSS là 1 thông số thể hiện chất gây ô nhiễm nước. Càng nhiều chất rắn lơ lửng, nước càng ít trong. Việc xác định được chỉ số TSS trong nước thải sẽ giúp nhà vận hành định hướng quá trình xử lý, phân loại được độ đục của nước từ đó có kế hoạch xử lý để đạt được hiệu quả cao nhất.
Nếu chỉ số TSS cao có nghĩa là lượng chất rắn lơ lửng trong nước lớn. Chất rắn lơ lửng này có thể hoặc không thể phân hủy. Nếu không phân hủy sẽ trực tiếp gây nguy hại cho môi trường. Đối với dạng có thể phân hủy thì cần lượng Oxy đủ lớn mới có thể phân hủy. Điều này làm giảm DO trong nước. Nếu hiện tượng thiếu khí xảy ra, quá trình phân giải yếm khí sẽ xảy ra, kết quả của quá trình này là H2S, CH4, CO2 làm ô nhiễm nguồn nước và không khí.
Mặt khác khi chỉ số TSS cao sẽ làm tăng nhiệt độ nước, ảnh hưởng đến môi trường sống của sinh vật dưới nước, gây suy giảm hệ sinh thái, làm tăng ô nhiễm nguồn nước, tiềm ẩn mối nguy hại cho sức khỏe. Chính vì vậy nếu nước thải có chỉ số TSS cao thì cần tìm cách xử lý để chỉ số TSS về ở mức cho phép trước khi xả thải ra môi trường.
3/ Cách đo TSS trong nước thải
Để xác định TSS có thể áp dụng cách đo trong phòng thí nghiệm với công thức TSS = Chất rắn tổng cộng – Tổng chất rắn hòa tan. Tuy nhiên hiện nay đa số các hệ thống đều áp dụng cách đơn giản, nhanh chóng và chính xác nhất là sử dụng thiết bị đo TSS chuyên dụng.
4/ Cách xử lý chỉ số TSS cao trong nước thải
Có nhiều cách xử lý TSS, trong đó cách phổ biến nhất được áp dụng tại các hệ thống xử lý nước thải đó là bổ sung men vi sinh phân hủy chất rắn lơ lửng trong nước. Men vi sinh hiếu khí được biết đến như thiên địch của các chất thải hữu cơ cứng đầu. Thông qua việc tối đa hóa sự phân hủy sinh học tự nhiên, TSS sẽ giảm rõ rệt.
Men vi sinh Microbe-Lift IND đã và đang được rất nhiều các công ty thiết kế vận hành hệ thống, nhà máy và các chuyên gia trong lĩnh lực môi trường tin dùng trong suốt thời gian qua để giảm chỉ số TSS cũng như BOD, COD trong nước thải.
MicrobeLift IND chứa quần thể vi sinh được nuôi cấy dạng lỏng. Hoạt động mạnh gấp 5 đến 10 lần vi sinh thông thường giúp phân hủy các hợp chất hữu cơ, xử lý TSS hiệu quả và triệt để. Cụ thể sau khi bổ sung Microbe-Lift vào nước thải, các chủng vi sinh có trong sản phẩm sẽ sử dụng chất hữu cơ trong nước thải để làm thức ăn tạo ra tế bào vi sinh mới. Chỉ 30 phút sẽ nhân đôi ra tế bào mới 1 lần. Do đó chỉ trong 24h sẽ có khoảng 16 triệu cá thể mới nhân bản. Từ đó giúp nhanh chóng xử lý các chất hữu cơ, giảm chỉ số TSS, BOD, COD về mức cho phép. Sản phẩm được ứng dụng rộng rãi cho cả nước thải công nghiệp đến sinh hoạt, đô thị, cao su, dệt nhuộm…
Điểm đặc biệt là men vi sinh Microbe-Lift rất dễ vận hành, dễ bảo quản lại có khả năng thích nghi tốt. Do đó nhà vận hành không cần phải có kỹ thuật chuyên môn quá nhiều, đội ngũ kỹ thuật viên của Biogency sẽ hỗ trợ, hướng dẫn cách sử dụng men vi sinh đạt hiệu quả tối ưu, tiết kiệm được chi phí và thời gian xử lý.Hy vọng bài viết đã phần nào giúp bạn hiểu rõ hơn về chỉ số TSS. Để hiểu thêm về cách xử lý TSS trong nước thải bằng men vi sinh. Liên hệ ngay cho chúng tôi theo Hotline 0909 538 514