Quản lý độ kiềm ao nuôi tôm

Độ kiềm là yếu tố quan trọng quyết định đến môi trường sống và năng suất tôm nuôi. Kiểm soát độ kiềm thường xuyên là việc vô cùng cần thiết. Bài viết này Biogency sẽ cung cấp một số kinh nghiệm để quản lý độ kiềm trong ao nuôi tôm, cùng tìm hiểu nhé!

Độ kiềm trong nước ao nuôi

quản  lý độ kiềm ao nuôi tôm

Độ kiềm là thước đo khả năng trung hòa acid của nước, với tổng độ kiềm là lượng bazo hiện diện trong nước ao nuôi. Trong ao nuôi, các dạng bazơ thường gặp là Carbonate, Bicarbonate, Hydroxyte, Phosphates. Trong đó, Bicarbonate (HCO32-) và Carbonate (CO32-) là 2 loại bazơ phổ biến nhất và cũng là thành phần phổ biến chủ yếu của độ kiềm. Tổng độ kiềm được đo bằng đơn vị mgCaCO3/L, giá trị phù hợp cho môi trường thuỷ sản là 75 – 200 mgCO3/L.

Tầm quan trọng độ kiềm trong nước

Trong nuôi tôm, độ kiềm cùng không phải là yếu tố tác động trực tiếp đến môi trường ao nuôi nhưng cũng là yếu tố khách quan tác động đến sự phát triển của tảo, độ pH, ảnh hưởng tới độ độc hại của khí độc và các kim loại nặng trong nước. Độ kiềm tỉ lệ thuận với năng suất sơ cấp (tảo) của ao nuôi, đó là lý do ao nuôi có độ kiềm cao sẽ dễ dàng gây tảo hơn.

Một phần nhiều người nuôi thường bón vôi khi trời mưa, nhưng thực sự chưa hiểu được bản chất thực sự của việc này. Thường nước mưa, mang theo lượng acid làm trung hòa lượng bicarbonate khiến cho độ kiềm thấp kéo theo độ pH bị suy giảm đột ngột. Độ kiềm và độ pH giảm cùng cùng lúc sẽ ảnh hưởng rất xấu đến môi trường ao nuôi và đây là lý do người nuôi thường bón vôi khi trời mưa.

Cách đo độ kiềm ao nuôi tôm

quản  lý độ kiềm ao nuôi tôm

Bởi vì độ kiềm cũng là yếu tố quan trọng trong nuôi tôm, vậy nên người nuôi tôm thường sẽ thường đo độ kiềm ít nhất 2 ngày 1 lần. Để đo độ kiềm thường dùng 3 cách sau:

+ Phương pháp chuẩn độ: Phương pháp này dùng khi bạn cần đo đạc chính xác và ở phòng thí nghiệm.

+ Dùng máy đo: Hiện nay máy đo vẫn chưa ứng dụng thường xuyên do có chi phí cao và thao tác khá phức tạp.

+ Dùng bộ test kit: Đây là cách làm được nhiều người lựa chọn do thao tác thực hiện đơn giản, giá rẻ và có thể áp dụng nhanh trong ao nuôi tôm.

Cách kiểm soát độ kiềm trong ao nuôi

Như đã đề cập phía trên độ kiềm phù hợp nhất trong ao nuôi là từ 75 – 200 mg CaCO3/L, cụ thể với tôm thẻ chân trắng độ kiềm thích hợp là 120 – 150 mg CaCO3/l và  tôm sú thì có độ kiềm thích hợp là 80 – 120 mg CaCO3/L

+ Trường hợp độ kiềm thấp: người nuôi nên dùng Dolomite từ 5 -7 kg/1000m3 hay có thể cho khoảng 20-30kg vôi bột vào 1000m3 ao nuôi 

+ Trường hợp độ kiềm cao: Dùng lượng đường cát và đường mật với lượng 3-5kg/1000m3 nước ao nuôi

Lưu ý: Trong quá trình tăng giảm độ kiềm, người nuôi nên kiểm tra độ kiềm thường xuyên và kiểm soát trong 2 đến 3 ngày.

_____________

Độ kiềm tuy không phải là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới ao nuôi nhưng cũng ảnh hưởng khách quan đến môi trường ao nuôi. Mong rằng với những chia sẻ trên người nuôi có thể hiểu được tầm quan trọng của độ kiềm và có thể kiểm soát được nó. Liên hệ ngay với chúng tôi qua HOTLINE: 0909 538 514 để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết hơn về các phương pháp xử lý nước ao nuôi.