Quá trình xử lý nước thải là một trong những công đoạn vô cùng quan trọng trước khi xả thải ra môi trường nhằm tránh sự ô nhiễm và bảo vệ hệ sinh thái. Sau quá trình xử lý, nước thải có màu vàng là một trong những vấn đề gây ảnh hưởng rất nhiều đến môi trường xung quanh. Vậy cụ thể vấn đề này là gì? Có gây nguy hiểm không? Làm sao để có thể xử lý? Bài viết này, Biogency sẽ giúp bạn trả lời các câu hỏi trên một cách chi tiết nhất, cùng tìm hiểu nhé!
Tại sao nước thải sau xử lý lại có màu vàng
Do giai đoạn bắt đầu khởi động nuôi cấy vi sinh
Ở giai đoạn khởi động nuôi cấy vi sinh ở 10 ngày đầu tiên, nước thải sau xử lý thường sẽ có màu hơi vàng. Nguyên nhân là so vi sinh vật ở giai đoạn này bắt đầu thích nghi với môi trường của nước thải, một phần do chưa đủ số lượng và độ hoạt tính để có thể phân huỷ được chất hữu cơ trong nước thải.
Do chất dinh dưỡng bổ sung
Có một số loại nước thải có hàm lượng cơ chất rất thấp vì thế khi vận hành nước thải cần phải bổ sung thêm lượng chất dinh dưỡng phù hợp để vận hành bể sinh học. Mật rỉ được xem là chất dinh dưỡng khá phổ biến vì dễ mua và dễ sử dụng tuy nhiên nó lại tạo màu trong nước.
Do xử lý thành phần Nitơ không triệt để
Các dạng nước thải như: Chế biến thủy sản, chăn nuôi, cao su,… sẽ có hàm lượng Nitơ và lượng Ammonia rất cao. Ammonia được hình thành từ sự khử từ Amin trong hợp chất hữu cơ và thủy phân ure. Nồng độ Ammonia càng cao thì màu vàng càng đậm. Màu vàng xuất hiện trong mẫu nước sau xử lý chứng tỏ quá trình xử lý Nitơ, Ammonia của hệ thống sẽ không hiệu quả.
Phòng tránh hiện tượng nước sau xử lý có màu vàng
Để nước thải sau xử lý không bị chuyển sang màu vàng thì thiết kế ban đầu của hệ thống xử lý nước thải phải đảm bảo tiêu chuẩn thiết kế. Người thiết kế đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn tình trạng phổ biến này xảy ra trong hệ thống xử lý. Cho nên khi thiết kế hệ thống xử lý nước thải cần chú ý những điểm sau:
- Tách các thành phần có hại ở vi sinh ra khỏi trong hệ thống, ví dụ như các thiết bị tách mỡ phải được lắp đặt tại các điểm xả thải.
- Đối với nước thải sinh hoạt nên lắp đặt bể tự hoại để phân huỷ chất hữu cơ ban đầu, bể hiếu khí phải được thiết kế theo đúng tiêu chuẩn thiết kế. Trong trường hợp hệ thống không có bể tự hoại các thông số nước thải đầu vào của nước thải phải được kiểm soát thường xuyên
- Bể lắng được thiết kế chuẩn về độ dốc vát đáy, có phương án thu bùn hiệu quả. Quá trình thu bùn trong hệ thống xử lý nước thải chuẩn theo phương pháp AO (thiếu khí, hiếu khí), đây được xem là một yếu tố quan trọng để quyết định đến hiệu quả của toàn bộ hệ thống xử lý.
- Chọn đúng công nghệ xử lý thích hợp với từng công suất xả thải, chất lượng nước thải sau kiểm nghiệm phải đạt QCVN.
Phương pháp xử lý nước thải có màu vàng
+ Ở giai đoạn khởi động, nên duy trì việc nuôi cấy vi sinh bằng cách kiểm soát tốt các thông số như pH từ 6,5 – 8; DO bể hiếu khí > 2 mg/l; cân bằng dinh dưỡng C:N:P = 100:5:1. Trong thời gian này cần tăng thêm lượng bùn tuần hoàn bể sinh học, trong một khoảng thời gian sẽ khắc phục được hiện tượng này.
+ Trường hợp nước thải có màu vàng do thiếu hay không có vi sinh trong bể hiếu khí, thì nên bổ sung men vi sinh Microbe-Lift IND gồm 13 chủng vi sinh chọn lọc có hoạt tính mạnh để tăng thêm hiệu quả xử lý nước thải.
Lưu ý: Nên bổ sung thêm lượng dinh dưỡng phù hợp cho hệ thống đảm bảo tỷ lệ C:N:P = 100:5:1, chuẩn các thông số pH, DO.
+ Nếu màu vàng của nước thải ảnh hưởng từ chất dinh dưỡng bổ sung thì tiến hành thay mật rỉ bằng ethanol hoặc methanol sẽ xử lý được vấn đề màu trong nước của thải đầu ra.
____________________________
Vậy là sau khi đọc xong bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân và giải pháp cho vấn đề làm cho nước thải sau xử lý có màu vàng. Mong rằng, Biogency đã giúp ích nhiều đến bạn, hỗ trợ bản giải quyết được vấn đề mắc phải.Liên hệ ngay với chúng tôi qua số HOTLINE: 0909 538 514 để được tư vấn và giải đáp các thắc mắc liên quan đến vấn đề xử lý nước thải.