Tại sao tôm bị đốm trắng? Dấu hiệu và cách phòng tránh, điều trị

Tôm bị đốm trắng là một trong những bệnh gây ra hiện tượng tôm nuôi chết hàng loạt ở các vùng nuôi của nước ta những năm qua. Tôm bị đốm trắng do Virus White Spot Syndrome (WSSV) và vi khuẩn Bacteria White Spot Syndrome (BWSS) gây ra có tỷ lệ chết lên tới 90-100% sau từ 3-10 ngày nhiễm, và tỷ lệ nhiễm bệnh tăng lên vào mùa đông với nhiệt độ thấp 32 độ C. 

Việc phát hiện sớm, phòng trị bệnh đốm trắng trên tôm là rất quan trọng trong việc quản lý ao nuôi tôm, để giảm thiểu thiệt hại kinh tế nặng nề do sự bùng nổ của bệnh gây ra.

Nguyên nhân tôm bị đốm trắng

Nguyên nhân chính gây ra bệnh đốm trắng ở tôm là: virus White Spot Syndrome (WSSV) và vi khuẩn Bacteria White Spot Syndrome (BWSS) có sẵn trong tôm hoặc xâm nhập từ bên ngoài lây nhiễm chéo qua môi trường nước hoặc từ tôm mẹ nhiễm bệnh sang tôm con ở các trại sản xuất giống.

Môi trường nước bị ô nhiễm hay thay đổi thời tiết mỗi khi giao mùa sẽ tạo điền kiện cho virus, vi khuẩn phát triển gây dịch bệnh cho tôm.

Dấu hiệu nhận biết tôm bị đốm trắng

Tôm nhiễm virus White Spot Syndrome (WSSV) sẽ có biểu hiện ăn nhiều đột ngột rồi bỏ ăn, bơi chậm chạp ở mặt nước hoặc dạt vào bờ. Vỏ tôm xuất hiện nhiều đốm trắng, đặc biệt ở giáp đầu ngực, đốt bụng thứ 5,6 và lan toàn thân, cũng có trường hợp tôm bị đỏ thân. Sau 3-10 ngày xuất hiện đốm trắng, tôm sẽ chết hàng loạt với tỷ lệ chết 90-100%.

Tôm nhiễm vi khuẩn Bacteria White Spot Syndrome (BWSS) sẽ vẫn ăn mồi, lột xác và không xuất hiện các đốm trắng ở giai đoạn đầu. Nhưng tôm sẽ chậm lớn và quá trình lột xác khó khăn hơn. Khi bệnh nặng, tôm sẽ chết rải rác, đa phần tôm bị đóng rong, mang bị bẩn. Thời điểm này tôm mới bắt đầu có những đốm trắng mờ đục hình tròn nhỏ trên khắp vỏ.

Nguyên nhân nhiễm bệnh từ môi trường nước thì tôm có biểu hiện là đốm trắng xuất hiện ở vỏ đầu ngực hoặc vị trí phần vỏ sống lưng, tuy nhiên tôm vẫn ăn mồi và khỏe mạnh bình thường. Song, tôm sẽ lột xác chậm hơn, sinh trưởng kém so với tôm khỏe mạnh nhờ nguyên liệu vi sinh.

Cách phòng tránh bệnh đốm trắng trên tôm

Bệnh đốm trắng trên tôm lây nhiễm chủ yếu do virus, vi khuẩn có sẵn ở tôm và các loài giáp xác bên trong hoặc bên ngoài ao nuôi. Và môi trường nước ô nhiễm sẽ khiến tôm lây truyền bệnh cho nhau một cách nhanh chóng. Vì tôm khi đã nhiễm bệnh thường có tỷ lệ chết cao và nhanh, nên phương pháp phòng tránh bệnh cần được đặc biệt quan tâm.

Tôm giống cần được chọn lựa kỹ càng, sạch bệnh và chất lượng tốt.

Vét sạch bùn đáy ao, rải vôi sau đó phơi khô 5-7 ngày, lấp toàn bộ lỗ ở bờ ao không cho cua, còng có chỗ trú ẩn.

Khi cung cấp nước vào ao nuôi cần lọc nhiều lần để ngăn trứng và ấu trùng của các loài cá, giáp xác vào ao nuôi trở thành vật truyền nhiễm.

Nuôi tôm an toàn sinh học như: sử dụng lưới ngăn chim, rào ngăn động vật để hạn chế lây lan dịch bệnh từ vùng này sang vùng khác.

Quan sát nước ao có màu trà đậm, kiểm tra thấy lượng Vibrio trong nước tăng cao thì nên khử trùng nước ao bằng các nguyên liệu như BKC, VIKON… Sau đó, phải bón ngay chế phẩm vi sinh để phục hồi lượng vi khuẩn có lợi trong ao. Thường xuyên kiểm tra sức ăn của tôm để điều chỉnh thức ăn hợp lý.

Áp dụng công nghệ nuôi Biofloc an toàn môi trường để phòng bệnh hiệu quả.

Sử dụng các chế phẩm sinh học để quản lý tốt các yếu tố môi trường ao nuôi, hàm lượng khí độc… đồng thời cung cấp vitamin C, men vi sinh đường ruột để tăng sức đề kháng cho tôm. Các chế phẩm vi sinh được người nuôi tôm tin dùng như: MICROBE-LIFT AQUA C – Men vi sinh làm sạch nước ao nuôi, MICROBE-LIFT AQUA N1 – Men vi sinh xử lý khí độc ao nuôi, MICROBE-LIFT AQUA SA – Men vi sinh xử lý bùn đáy ao nuôi, MICROBE-LIFT DFM – Men vi sinh đường ruột cho tôm.

Cách điều trị bệnh đốm trắng trên tôm

Bệnh đốm trắng là bệnh do virut chưa có thuốc chữa, nên với tinh thần phòng bệnh hơn chữa bệnh. 

Nếu ao tôm bị đốm trắng, thì tôm lớn nên thu ngay, còn tôm nhỏ thì có thể xử lý như sau để giảm thiểu thiệt hại: 

Quan sát thấy tôm nuôi tấp bờ, có dấu hiệu bị đốm trắng, người nuôi cần nhanh chóng vớt ra khỏi ao để giảm tối đa thiệt hại kinh tế và lây lan dịch bệnh.

Tôm chết phải chôn ở xa khu vực nuôi cùng với vôi bột, không được vứt tôm nhiễm bệnh ra môi trường ngoài. Nếu tôm còn nhỏ, bị bệnh nặng, sử dụng các chất thuốc sát trùng liều cao, tiêu diệt virus trước khi chôn.

Diệt khuẩn bằng BKC 80% liều 1 lít / 1000 khối lặp lại 2 lần liên tục, sau đó bổ sung dinh dưỡng, vitamin cho tôm ăn, giảm lượng thức ăn còn 50%.

Sau 2 ngày cấy vi sinh gấp đôi liều và theo dõi tình hình diễn biến sức khỏe của tôm.

Chú ý: Các phương pháp trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Thực tế nếu phát hiện tôm bị đốm trăng, người nuôi nên thu hoạch càng sớm càng tốt để giảm thiệt hại, sau khoảng 1,5-2 tháng tiến hành cải tạo ao nuôi trước khi thả đợt giống mới.

____________________________

Hiện nay, các phương pháp điều trị dứt điểm bệnh đốm trắng trên tôm không được đánh giá cao. Vậy nên, người nuôi cần chủ động phòng bệnh bằng các phương pháp tổng hợp trên. Đặc biệt, giữ sạch ao nuôi và tăng đề kháng cho tôm bằng men vi sinh uy tín, an toàn và tiết kiệm đang là phương pháp tối ưu nhất hiện nay. Để được tư vấn thêm cách phòng tránh bệnh đốm trắng trên tôm bằng men vi sinh xin hãy liên hệ ngay với Biogency qua hotline: 0909 538 514. Chúc bà con một mùa vụ bội thu!