Nước thải sủi nhiều bọt mà không rõ nguyên nhân đang là vấn đề đau đầu của những người vận hành đang tìm cách giải quyết. Nếu bạn chưa biết nguyên nhân sâu xa và đâu là giải pháp hiệu quả thì đây chính là bài viết dành cho bạn, hãy cùng Biogency tìm hiểu vấn đề này nhé!
Đặc điểm của nước thải nhiều bọt
Trong hệ thống xử lý nước thải, các bể hiếu khí, thiếu khí, kỵ khí là những nơi thường xảy ra hiện tượng bọt khí. Điển hình là bọt nổi lên, dính, nhớt nhát và có màu. Chúng thường nổi, tích tụ trên bề mặt bể và dính vào nhau dưới dạng bông cặn hay bông bùn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng nước thải đầu ra, khí tạo bọt quá nhiều không chỉ gây đóng váng trên bề mặt hệ thống, xâm nhập vào đường ống nước, gây cản trở, khó khăn cho quá trình vận hành và xử lý.
Bể hiếu khí là vị trí dễ sinh bọt nhất, chịu tác động của các yếu tố như nguồn cung cấp dinh dưỡng, không khí, quá tải,… Mặt khác có thể do người vận hành hệ thống phải có đủ kinh nghiệm để vận hành hệ thống xử lý một cách ổn định và không ứng phó kịp thời cho các trường hợp khẩn cấp.
Nguyên nhân làm xuất hiện hiện tượng nhiều bọt trong hệ thống xử lý
Có nhiều yếu tố khách quan gây ra hiện tượng nổi bọt trong hệ thống xử lý nước thải như sục khí mạnh, khuấy trộn nhanh, ô nhiễm hữu cơ cao, hệ thống xử lý quá tải, bùn dư trong bể sinh học, bể hiếu khí không đủ chất dinh dưỡng,… Nhưng thông thường, nguyên nhân chính là do nước thải chứa quá nhiều chất hoạt động bề mặt.
Chất hoạt động bề mặt làm giảm độ hoạt tính của của nước thải bằng cách ngăn chặn sự tiếp xúc giữa các hoạt chất. Nếu nước thải chứa hoạt chất dạng lỏng không hòa tan, chất hoạt động bề mặt sẽ làm tăng thêm diện tích tiếp xúc giữa các hoạt chất, điều này làm cho quá trình xử lý gặp nhiều khó khăn hơn. Điều này thường xuất hiện trong ngành sản xuất chất tẩy rửa như nước rửa chén, nước lau sàn, nước giặt, v.v
Ngoài ra, chất hoạt động bề mặt cũng được sử dụng phổ biến trong chế biến, sản xuất cao su, dệt nhuộm và các lĩnh vực khác. Hệ thống thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất, khi tiếp xúc trực tiếp với chất hoạt động bề mặt, bất kỳ hành động nào cũng có thể gây sủi bọt trên bề mặt rất cao.
Hiện tượng nước thải nhiều bọt gây ảnh hưởng như thế nào đến hệ thống
Nếu không có phương án ứng phó kịp thời, hiện tượng bọt khí số lượng lớn sẽ ảnh hưởng đến hệ thống xử lý như sau:
+ Chất hoạt động bề mặt sẽ liên tục làm thay đổi đặc tính ban đầu của nước thải dẫn đến quá trình hóa lý ban đầu không ổn định, khó kiểm soát giá trị pH, ảnh hưởng đến quá trình xử lý sinh học.
+ Trong bể vi sinh có một lượng lớn bọt có thể phủ kín bề mặt bể, hạn chế việc quan sát và kiểm tra chất lượng bể, dẫn đến chậm phát hiện các vấn đề trong bể.
+ Bọt còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình xử lý nước thải trong bể hiếu khí. Chúng làm giảm đáng kể lượng oxy hòa tan, thúc đẩy quá trình yếm khí và gây ra mùi hôi. Làm giảm khả năng xử lý amoniac và cản trở hiệu suất xử lý tổng thể của hệ thống.
+ Hiện tượng nổi váng cũng sẽ làm cho vi sinh vật nổi lên và gây chết, từ đó giảm bớt mật độ vi sinh vật trong bể – giảm hiệu quả xử lý các chất ô nhiễm hữu cơ và làm cho hệ thống xử lý bị trì trệ thêm.
Làm thế nào để khắc phục hiện tượng nước thải nhiều bọt?
+ Thiết kế hệ thống xử lý ban đầu phù hợp: Trước khi đưa nước thải đã qua xử lý vào bể sinh học, đơn vị vận hành phải lắp đặt hệ thống xử lý phù hợp để loại bỏ màu và chất rắn lơ lửng đối với từng loại nước thải cụ thể. Việc lắp đặt hệ thống xử lý cơ học giúp tách các thành phần chất thải, cặn dầu mỡ ra khỏi nguồn nước thải. Hệ thống xử lý lý/hóa sẽ giúp trung hòa nồng độ pH trong nước, tạo bông, lắng cặn, loại bỏ kim loại, tạp chất, v.v. trước khi đến giai đoạn xử lý tiếp theo.
+ Kiểm tra và điều chỉnh các chỉ số chính: Kiểm tra nước thải đầu vào và nồng độ vi sinh trong bể bằng cách đo pH, SVI, DO, đồng thời kiểm tra lượng bùn tuần hoàn về bể hiếu khí để đảm bảo số lượng vi sinh vật trong bể.
Nếu bùn lắng vẫn bình thường và các chỉ số trên không chênh lệch nhiều thì nguyên nhân có thể do nước thải đầu vào hoặc bọt hoạt động bề mặt quá nhiều. Để khắc phục, người vận hành nên sục khí, khuấy bể 30 phút – 1 giờ, đến khi bớt bọt thì điều chỉnh pH > 8.
Nếu chỉ số SVI <150 hoặc hàm lượng DO quá cao thì cần phải bổ sung thêm vi sinh hiếu khí, đồng thời giảm lưu lượng nước thải đầu vào cho quá trình phục hồi và phát triển của hệ vi sinh vật.
+ Cung cấp vi sinh vật cho hệ thống: Bổ sung men vi sinh xử lý nước thải Microbe-Lift IND, giúp duy trì và nuôi cấy thêm hàm lượng vi sinh trong bể sinh học, khả năng hoạt hóa nhanh, đảm bảo tỷ lệ sống trong môi trường gần 100%.
___________________
Men vi sinh Microbe-Lift IND được nuôi cấy ở dạng lỏng, hoạt hóa nhanh, thích nghi với nhiều loại môi trường khác nhau, dễ sử dụng và bảo quản. Đây là lý do tại sao sản phẩm này được ứng dụng phổ biến trong nhiều hệ thống xử lý nước thải hiện nay. Men vi sinh Microbe-Lift IND hiện được Biogency phân phối độc quyền, mọi thắc mắc vui lòng gọi cho chúng tôi ngay hôm nay qua Hotline: 0909 538 514