Tìm hiểu về chỉ số TSS? Cách xử lý TSS trong nước

Trong quá trình  xử lý nước thải, các chỉ tiêu như TSS, BOD và COD là yếu tố rất quan trọng nên cần phải được duy trì và xử lý đúng cách để hệ thống xử lý nước thải được hoạt động ổn định. Bài viết này, hãy cùng Đất Hợp tìm hiểu chi tiết hơn chỉ số TSS, cách xử lý TSS trong nước thải nhé!

Tìm hiểu về chỉ số TSS

Chỉ số TSS là tên viết tắt của Total suspended solids, có nghĩa là tổng chất rắn lơ lửng. Hiểu một cách đơn giản thì đây là các hạt nhỏ bị lở lửng trong môi trường nước, cát hạt này có thể là hữu cơ hoặc vô cơ được trộn lẫn vào môi trường chất lỏng. Các hạt vô cơ như: Hạt bùn, phù sa, đất,… còn hạt hữu cơ chẳng hạn như tảo, sợi thực vật, vi khuẩn,… Khác với các loại chất rắn có thể lắng xuống, TSS được xem như một loại chỉ số để đánh giá chi tiết chất lượng nước thải đầu vào.

Nguyên nhân xuất hiện TSS trong nước

Có rất nhiều lý do, nhưng thông thường TSS được hình thành từ: 

  • Ảnh hưởng từ quá trình xói mòn đất.
  • Các hạt chất rắn lơ lửng đến từ môi trường tự nhiên
  • Được hình thành từ các hoạt động sinh hoạt, sản xuất của con người.

Do khả năng phân tách tốt của đất nên TSS thường ít xuất hiện ở mạch nước ngầm. 

Ảnh hưởng khi mức TSS quá cao 

TSS quá cao có nghĩa là lượng chất rắn lửng lơ lửng trong nước rất lớn, chúng có thể bị phân hủy hoặc không bị phân hủy. Trường hợp chúng không tự phân huỷ thì sẽ trực tiếp nguy hại đến môi trường nước. Nếu TSS ở dạng phân hủy:

+ Ở môi trường hiếu khí: chúng sẽ cần tiếp nhận lượng oxy lớn để thúc đẩy quá trình phân hủy, đây là lý do khiến nồng độ oxy hòa tan trong nước (DO) bị giảm.

+ Ở môi trường thiếu khí, sẽ rất dễ xảy ra quá trình phân giải yếm khí. Các sản phẩm hình thành sau quá trình này là CH4-, H2S, CO2,… ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường nước và môi trường không khí.

Ngoài ra, nguồn nước chứa nồng độ TSS quá cao sẽ trực tiếp gây ra hiện tượng bồi lắng. Sau một thời gian tích tụ nhiều dưới đáy chúng sẽ làm tắc nghẽn và thay đổi cấu trúc địa hình các khu vực nước.

Mặt khác, TSS lớn sẽ gây hiện tượng đục nước, gây hạn chế ánh sáng quang hợp của các loài thực vật thuỷ sinh (do DO cũng giảm)

Hiện tượng phú dưỡng nguồn nước và tảo nở hoa được tạo ra cũng bởi một phần nguyên nhân từ TSS

Bên cạnh đó, TSS quá mức sẽ làm nhiệt độ nước tăng cao, ảnh hưởng trực tới môi trường sống của sinh vật dưới nước.

Cách xử lý TSS vượt mức trong nước 

TSS quá cao sẽ khiến chất lượng nước bị giảm đáng kể, vậy làm thế nào để có thể xử lý TSS xuất hiện trong nước? 

+ Xử lý lắng: Xây dựng hệ thống ao hồ tự nhiên để xử lý TSS, hạt kim loại, chất hữu cơ,… trong nguồn thải. Để đạt hiệu quả thì cần phải duy trì không gian, diện tích trong một khoảng thời gian cần và đủ.

+ Xây dựng hệ thống lọc gồm các  phương pháp xử lý nước thải phổ biến, kết hợp công nghệ lý – hóa – sinh để xử lý triệt để các chất ô nhiễm. 

+ Sử dụng máy phân tách tại khu vực nước thải đầu vào để phân tách chất rắn ra khỏi nước, đây là phương pháp sử dụng thuỷ động lực học, ứng dụng lực xoáy để khử TSS.

+ Xử lý sinh học: Bằng cách sử dụng men vi sinh Microbe-Lift IND chứa các chủng vi sinh vật có khả năng phân hủy hiệu quả chất hữu cơ và giúp TSS dễ tạo bông bùn lớn, dễ lắng xuống đáy giúp nguồn nước trong hơn.

____________________

Với những chia sẻ trên, mong rằng đã giúp bạn có cái nhìn rõ nét về chỉ số TSS, đặc biệt là có thể xử lý hiệu quả tình trạng TSS quá cao. Liên hệ ngay với Biogency qua HOTLINE: 0909 538 514 để được tư vấn và giải đáp các thắc mắc liên quan đến vấn đề xử lý nước thải.