Cách tính và ứng dụng của chỉ số MLSS trong nước thải

Chỉ số MLSS xuất hiện rất nhiều trong quá trình vận hành và xây dựng hệ thống xử lý nước thải nhưng ít nhiều người vẫn chưa hiểu hết về công dụng và ý nghĩa của chỉ số này. Để xây dựng hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn việc nắm rõ chỉ số nước thải, trong đó có chỉ số MLSS là yếu tố vô cùng quan trọng.

Chỉ số MLSS là gì?

chỉ số mlss

MLSS là tên viết tắt của Mixed liquor suspended solids nghĩa là một hỗn hợp chất rắn lơ lửng, chúng thường xuất hiện trong bể xử lý có hệ thống sục khí. Đơn vị dùng để đo chỉ số MLSS là g/L hay mg/L.

MLSS là một trong những chỉ số cần thiết để đo bùn hoạt tính, với tác dung duy trì đủ khối lượng hoạt động để xử lý hết chất hữu cơ ô nhiễm. Ngoài ra MLSS còn được gọi là tỷ lệ thức ăn cho hệ sinh khối F/M. Kiểm soát chỉ MLSS phù hợp sẽ giúp sinh khối tiêu thụ chất dinh dưỡng dễ dàng hơn, giảm bớt tình trạng xử lý sót các chất ô nhiễm còn lại trong hệ thống xử lý nước thải. Sinh khối tiêu thụ càng nhiều thì nhu cầu cung cấp oxy càng thấp, từ đó MLSS giúp giảm bớt lượng BOD, COD trong nước thải. 

Ảnh hưởng MLSS trong nước thải 

Nồng độ MLSS trong nước thải thấp

Quy trình xử lý chậm, khó xử lý hết lượng hữu cơ trong nước thải, tuổi bùn bị thấp cản trở quá trình nitrat hóa trong bể. 

Khi nồng độ MLSS trong nước quá cao

MLSS quá  caodễ gây ra hiện tượng quá tải hệ thống, tràn bùn qua bể xử lý tiếp theo. Lúc này sẽ khiến lượng oxy hoá hoà tan bị giảm dẫn đến quá trình nitrat hóa và độ ổn định của bùn cũng bị ảnh hưởng. Khi kết hợp sục khí quá mức sẽ gây lãng phí điện năng và dễ hình thành bọt dày xuất hiện trên bề mặt.

=> Kiểm soát nồng độ MLSS đạt ngưỡng từ 2 – 4 g/L là phù hợp (đối với bùn hoạt tính thông thường). Đối với màng bể có màng sinh học MBR thì có thể lên đến 15 g/L

Cách xác định chỉ số MLSS

chỉ số mlss

Kiểm tra chỉ số MLSS

Việc kiểm tra chỉ số MLSS để có thể  xác định nồng độ bùn hoạt tính tại tại bể sinh học hiếu khí, đồng thời tính chỉ số thể tích lắng của bùn.

Phương pháp xác định khối lượng sinh khối: 

Bước 1: Tiến hành sấy giấy lọc với nhiệt độ 105 độ C (khoảng 1 giờ đến 2 giờ)

Bước 2:  Xác định khối lượng của giấy lọc A (g).

Bước 3: Sử dụng 50ml thể tích của mẫu rồi lọc qua mẫu giấy đã sấy (dùng bình hút chân không để thu bùn)

Bước 4: Đem sấy giấy lọc chứa bùn với nhiệt độ 105 độ C trong khoảng 1 giờ.

Bước 5: Xác định khối lượng sau sấy B(g).

Công thức tính chỉ số MLSS

công thức tính mlss

Với: 

+ MLSS: chỉ số cặn bùn hoạt tính (mg/L).

+ B: khối lượng mẫu giấy có sinh khối (g).

+ A: khối lượng giấy không có sinh khối (g)

+ Vmẫu: Thể tích của mẫu (mL)

Tham khảo:

______________________

Để được tư vấn nhiều hơn về các kiến thức trong thiết kế hệ thống xử lý nước thải bạn có thể liên hệ với đội ngũ Biogency theo Hotline: 0909 538 514