Tôm bị đốm đen là hiện tượng thường gặp và là một căn bệnh rất nguy hiểm ở tôm. Căn bệnh này có thể khiến cho tôm bị chết trong một khoảng thời gian ngắn. Căn bệnh đốm đen của tôm thường xuất hiện vào giai đoạn 20 cho tới 90 ngày tuổi. Đặc biệt, căn bệnh này thường tập trung vào giai đoạn 25 cho tới 45 ngày tuổi. Và căn bệnh này chủ yếu xuất hiện vào mùa lạnh, khi nhiệt độ xuống thấp. Vì vậy, bà con cần tìm hiểu về nguyên nhân cũng như cách để phòng bệnh đốm đen ở tôm.
1. Nguyên nhân khiến tôm bị đốm đen
Căn bệnh đốm đen thường là do vi khuẩn trong ao nuôi gây nên. Đây là một loài vi khuẩn có khả năng tiết ra những chất ăn mòn lớp kitin ở tôm. Ngoài ra, động vật nguyên sinh, nấm cũng gây tác động xấu đến mang và tạo nên những đốm đen trên vỏ tôm. Thông thường, căn bệnh này có thể xảy ra ở giai đoạn tôm từ 20 cho tới 90 ngày tuổi.
Tuy nhiên, căn bệnh đốm đen này chủ yếu xuất hiện ở giai đoạn từ 25 cho tới 45 ngày tuổi. Mẫu bệnh này có thể ở trong cơ thể của tôm hoặc xâm nhập từ bên ngoài vào thông qua nguồn nước hoặc các ký chủ trung gian.
Nếu môi trường nuôi tôm có chứa nhiều chất thải, bị ô nhiễm hoặc thay đổi thời tiết đột ngột, sức khỏe của tôm sẽ bị yếu đi.
Từ đó, nó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn bùng phát mạnh mẽ, gây hại cho tôm, trong đó có vi khuẩn gây bệnh đốm đen. Và thông thường, căn bệnh này thường xuất hiện ở giai đoạn giao mùa.
2. Triệu chứng của bệnh tôm bị đốm đen
Ở giai đoạn đầu phát bệnh đốm đen, khi quan sát thấy tôm bị mòn đuôi, cụt râu. Lúc này, tôm vẫn ăn bình thường. Nếu tôm bị nhiễm khuẩn nặng, tôm có thể chuyển sang màu đỏ và đuôi bị phồng nhẹ. Tuy nhiên, dấu hiệu tổn thương chưa xuất hiện rõ ràng.
Ở giai đoạn tiếp theo, những triệu chứng cho thấy tôm đã bị bệnh đốm đen là tôm bị dạt vào bờ, giảm ăn, khi quan sát thấy tôm có những đốm đen tròn nằm dưới lớp vỏ kitin ở giáp đầu của ngực tôm hoặc toàn thân. Khi đó, tôm bị chết rải rác, bị trắc lưng, đục thân, khi lột vỏ thường bị dính chân.
Khi mức độ bệnh đốm đen nặng hơn, gan và tủy của tôm bị nhợt nhạt, tôm tấp mé, ruột tôm rỗng. Và khi đó, mức độ nhiễm bệnh của đàn tôm có thể lên tới 70%.
3. Hướng dẫn cách phòng bệnh tôm bị đốm đen
Bệnh tôm bị đốm đen thường chỉ lây theo chiều dọc. Vi khuẩn gây bệnh này lây từ những sinh vật khác bị nhiễm bệnh đốm đen ở ngoài môi trường ao nuôi hoặc ngay trong ao nuôi tôm.
Bởi vậy, khi chuẩn bị ao nuôi tôm, bà con cần tiêu diệt tất cả vật trung gian có thể gây nên căn bệnh đốm đen bằng vôi hoặc các hóa chất. Đồng thời, bà con tiến hành vét sạch bùn đáy, sau đó rải vôi và phơi khô ao trong khoảng từ 5 ngày cho tới 1 tuần.
Đặc biệt, trước khi nuôi tôm, bà con cần lưu ý lấp sạch các lỗ ở bờ ao để khiến cho các sinh vật gây bệnh trung gian như cua, còng,… không còn nơi để trú ẩn nữa.
Khi cấp nước vào ao nuôi tôm, bà con nên sử dụng túi lọc để lọc qua nhiều lớp. Việc này sẽ giúp ngăn chặn trứng và những ấu trùng của các loài cá, giáp xác vào bên trong ao nuôi để trở thành vật truyền bệnh cho tôm.
Sau khi đã tiến hành lọc nước qua nhiều túi lọc, bà con cần diệt tạp trong nước trước khi bắt đầu thả tôm xuống ao nuôi để tiêu diệt một số loài cá dữ và cá mang bệnh và lây bệnh cho tôm.
Đối với những con tôm giống, bà con cần đảm bảo chúng đã sạch bệnh. Để đảm bảo điều này, khi mua giống cần chọn tôm đã qua kiểm dịch, xét nghiệm. Và tốt nhất, bà con nên mua tôm giống ở các địa chỉ bán tôm giống uy tín.
Khi nuôi tôm, để phòng chống bệnh tôm bị đốm đen một cách hiệu quả nhất, bà con có thể áp dụng những công nghệ thân thiện với môi trường, chẳng hạn như công nghệ Biofloc. Ngoài ra, bà con cũng có thể ứng dụng phương pháp nuôi tôm ghép với cá.
Khi nuôi tôm, bà con lưu ý quản lý tốt những yếu tố như môi trường ao nuôi, hàm lượng khí độc ở ao nuôi tôm,… Đặc biệt, bà con hãy tăng cường dinh dưỡng cho tôm, nhất là vào thời điểm thời tiết giao mùa hoặc mưa nắng thất thường.
Ngoài ra, các bạn có thể sử dụng những chế phẩm sinh học nhằm duy trì môi trường ao nuôi, sử dụng vitamin C và các loại men vi sinh trộn chung với thức ăn của tôm để sức đề kháng của tôm tăng lên, giúp tôm có thể chống chọi với dịch bệnh.
Khi cho tôm ăn, bà con tuyệt đối không cho tôm ăn những thức ăn còn tươi sống. Bởi vì, những thức ăn tươi sống có thể chứa những mầm bệnh nguy hiểm cho tôm.
Trong quá trình nuôi tôm, có thể thực hiện biện pháp an toàn sinh học bằng cách sử dụng lưới ngăn chim, các loại rào ngăn động vật,… Điều này sẽ giúp tôm hạn chế được dịch bệnh từ môi trường này sang môi trường khác.
Ngoài ra, bà con cần lưu ý tuyệt đối không được xả rác thải, chất bẩn xuống ao nuôi. Đồng thời, ở gần khu vực nuôi tôm, không nuôi các gia súc hay gia cầm.
Không những thế, việc thường xuyên kiểm tra màu sắc của tôm, kiểm tra tình trạng sức khỏe và khả năng bắt mồi của tôm để kịp thời xử lý là điều rất cần thiết.
Nếu trường hợp ao tôm bị đốm đen, bà con thực hiện biện pháp cách ly ngay. Nếu tôm nuôi đã đạt được kích cỡ thương phẩm, hãy tiến hành thu hoạch sớm để tránh gây thiệt hại.
Trong trường hợp tôm chết do bị đốm đen, hãy đưa chúng tới khu vực xa ao tôm và chôn cùng với vôi bột, tuyệt đối không được vứt tôm ra môi trường bên ngoài. Nếu tôm còn nhỏ gặp trường hợp bị bệnh nặng, bà con nên sử dụng các loại thuốc sát trùng liều cao để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh đốm đen trước khi thải bỏ.
Bên cạnh đó, khi phát hiện tôm có dấu hiệu bị bệnh đốm đen, bà con cần báo ngay cho cán bộ thú y ở địa phương hoặc cơ quan chức năng để xử lý kịp thời, tránh khiến bệnh dịch lây lan mới công bố.
Đối với những ao tôm đã từng bị đốm đen, bà con không nên tiến hành cải tạo để bắt đầu thả nuôi tôm mà cần để ao nuôi được nghỉ từ 1 cho tới 2 tháng mới bắt đầu cải tạo lại môi trường đáy ao.
Và ở khoảng thời gian nghỉ này, người nuôi hãy thả cá rô phi xuống khu vực ao nuôi để chúng tiêu diệt những ký chủ trung gian mang mầm bệnh còn sót lại ở trong ao.
——————————–
Biogency mong rằng, bài viết trên sẽ giúp ích được cho bà con nuôi tôm. Đồng thời, hy vọng các chủ nuôi tôm sẽ không còn gặp tình trạng tôm nuôi của mình bị bệnh đốm đen nữa.